Quan điểm quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế là tổ chức không gian phát triển theo hướng mô hình đô thị trực thuộc trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh; gắn với các hành lang Bắc - Nam và hành lang kinh tế Đông - Tây, hành lang kinh tế đô thị hướng biển và thúc đẩy liên kết nội vùng, liên kết vùng.
Ba hành lang kinh tế của Thừa Thiên Huế
Hành lang kinh tế Bắc - Nam gắn với quốc lộ 1 là trục chính, cao tốc Bắc Nam (Cam Lộ - La Sơn - Tuý Loan), quốc lộ 49 B và đường ven biển gắn với hành lang kinh tế ven biển;
Hành lang kinh tế Đông - Tây: kết nối liên thông 3 Cụm Cảng biển phía Đông (gồm: Chân Mây, Thuận An, Phong Điền) với 02 cặp cửa khẩu biên giới Việt Lào ở phía Tây (gồm: A Đớt/Tà Vàng và Hồng Vân/Cô Tài) thông qua các quốc lộ (49, 49D, 49E, 49F); gắn đường Hồ Chí Minh (kết nối các tỉnh vùng động lực miền Trung và Tây Nguyên) kết nối các nước Lào, Myanma, Thái Lan. Trong đó, ưu tiên đầu tư đường 71 từ cảng Phong Điền đến Cửa khẩu Hồng Vân thông qua quốc lộ 49F;
Hành lang kinh tế đô thị hướng biển và thúc đẩy liên kết vùng với Quảng Trị và thành phố Đà Nẵng: Trục chính là đường ven biển, phát triển các tuyến đường tỉnh, các tuyến giao thông hiện đại (tàu điện, đường sắt tốc độ cao) hướng đô thị biển; kết nối thành phố Huế, thị xã Hương Thủy, Hương Trà và các đô thị ven biển.
Sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc thành phố Huế
Nghị quyết của Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc thành phố Huế bảo đảm có hiệu lực thi hành cùng thời điểm với nghị quyết.
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có tên gọi gắn với địa danh tỉnh Thừa Thiên Huế được đổi tên để hoạt động với tên gọi thành phố Huế kể từ ngày nghị quyết này có hiệu lực thi hành.
Chính phủ, HĐND, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (HĐND, UBND thành phố Huế kể từ ngày nghị quyết này có hiệu lực thi hành) và các cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm tổ chức thi hành nghị quyết này.
Sắp xếp, kiện toàn bộ máy các cơ quan, tổ chức ở địa phương; ổn định đời sống của nhân dân địa phương, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh trên địa bàn.
Trường hợp HĐND quận thuộc thành phố Huế không đủ hai phần ba tổng số đại biểu HĐND được bầu theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương thì thường trực HĐND thành phố Huế chỉ định quyền chủ tịch HĐND quận theo đề nghị của thường trực HĐND thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn.
Chủ tịch UBND thành phố Huế chỉ định quyền chủ tịch UBND, UBND quận lâm thời và quyết định thành lập cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận lâm thời. UBND quận lâm thời thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của UBND quận theo quy định và hoạt động cho đến khi UBND quận nhiệm kỳ 2026 - 2031 được thành lập.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1589/QĐ-TTg ngày 8/12/2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Phạm vi, ranh giới quy hoạch bao gồm phần lãnh thổ tỉnh Bắc Ninh với tổng diện tích tự nhiên là 822,71 km2, gồm 08 đơn vị hành chính: 02 thành phố (Bắc Ninh và Từ Sơn), 02 thị xã (Quế Võ và Thuận Thành) và 04 huyện (Tiên Du, Yên Phong, Gia Bình và Lương Tài).
Ba trung tâm động lực tăng trưởng
Thừa Thiên Huế xác định 3 trung tâm động lực tăng trưởng. Trong đó, Quần thể di tích, di sản Cố đô Huế với khu công nghệ thông tin tập trung, khu công viên khoa học tại khu vực đô thị trung tâm: Hình thành trung tâm văn hóa, du lịch lớn, đặc sắc của khu vực với các điểm đến, sản phẩm du lịch đẳng cấp, khác biệt gắn với văn hóa - di sản; phát triển sản xuất phần mềm, dịch vụ công nghệ thông tin, chuyển đổi số và phát triển dịch vụ đô thị thông minh, nền tảng số, dữ liệu số, hạ tầng số tại khu công nghệ thông tin tập trung, trung tâm phát triển công nghiệp văn hóa, các tổ hợp trình diễn nghệ thuật, hệ thống bảo tàng, trung tâm hoạt động, triển lãm thương mại, EXPO chuyên đề, trung tâm hội nghị quốc tế và học thuật toàn cầu;
Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô: Xây dựng Cảng Chân Mây trở thành cảng container, cảng du lịch, là trung tâm giao thương quốc tế, trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế; gắn với Cảng Liên Chiểu Đà Nẵng và hệ thống đấu nối giao thông quốc gia với các đường bộ trở thành trung tâm logistics xanh của vùng và quốc gia; cung cấp và sử dụng năng lượng sạch làm cơ sở hình thành đô thị Chân Mây và các khu chức năng trong Khu kinh tế;
Khu công nghiệp Phong Điền: Phát triển khu công nghiệp, hình thành đô thị công nghiệp phía Bắc kết nối với tỉnh Quảng Trị. Xây dựng trung tâm phát triển ngành dệt may, phát triển công nghiệp thời trang; công nghiệp chế biến, khai thác khoáng sản, hóa dầu;... Các nhà máy trong khu công nghiệp được định hướng chuyển đổi sử dụng năng lượng xanh, tiết kiệm.
Quốc hội đã thông qua nghị quyết về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương với số phiếu rất cao - Ảnh: GIA HÂN
Sáng 30-11, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương với 458/461 đại biểu tham gia (chiếm 95,62% đại biểu tham gia).
Tin vui của người Huế: Quốc hội thông qua nghị quyết thành lập TP Huế trực thuộc trung ương
Theo nghị quyết, thành phố Huế là thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là hơn 4.900km2 và quy mô dân số là khoảng 1,2 triệu người của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thành phố Huế giáp thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Trị; nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Biển Đông.
Kể từ ngày nghị quyết này có hiệu lực thi hành, ngoài các chế độ, chính sách đối với thành phố trực thuộc trung ương, các cơ chế, chế độ, chính sách đặc thù đối với tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn tiếp tục được thực hiện trên địa bàn thành phố Huế cho đến hết giai đoạn áp dụng, hoặc đến khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với ý kiến của các đại biểu Quốc hội tán thành cao với chủ trương thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương.
Theo ông Tùng, việc trình Quốc hội xem xét, quyết định thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương có ý nghĩa hết sức quan trọng, ghi nhận và đánh dấu thành tựu nổi bật trong việc thực hiện chủ trương đẩy mạnh đô thị hóa gắn với phát triển kinh tế đô thị của cả nước.
Có ý kiến còn băn khoăn về tỉ lệ số đơn vị hành chính đô thị trực thuộc thành phố Huế và chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người/tháng so với trung bình cả nước còn thấp.
Về việc này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng thành phố Huế được thành lập với nhiệm vụ trọng tâm là để bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc cố đô và di sản văn hóa vật thể đã được UNESCO công nhận, nên về nguyên tắc sẽ không nhấn mạnh yêu cầu tỉ lệ đô thị hóa, mà chú trọng nhiều hơn cho việc bảo đảm chất lượng và tính bền vững trong phát triển đô thị.
Việc thành lập thành phố Huế sẽ là động lực để Chính phủ, cấp ủy và chính quyền địa phương triển khai thực hiện các quy hoạch, chương trình phát triển đô thị đã được phê duyệt.
Cùng với đó có phương hướng và kế hoạch đầu tư, phát triển cụ thể nhằm tăng cường chất lượng đô thị, phát triển nhanh, mạnh và bền vững kinh tế đô thị, từ đó từng bước nâng cao thu nhập bình quân đầu người và các chỉ tiêu phát triển khác trên địa bàn thành phố Huế.
Nói về ý kiến đề xuất các cơ chế, chính sách vượt trội cho thành phố Huế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho hay sau khi thành phố Huế trực thuộc trung ương được thành lập, đề nghị Chính phủ, cấp ủy và chính quyền địa phương tiếp tục có biện pháp cải thiện và nâng cao trình độ phát triển kinh tế - xã hội, thu hút các nguồn vốn đầu tư đa dạng trên địa bàn.
Từ đó thúc đẩy quá trình phát triển ổn định, bảo đảm cân đối, hài hòa dựa trên nguyên tắc vừa bảo tồn, phát huy giá trị di sản, vừa tạo động lực, đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại thành phố Huế.
Đồng thời nghiên cứu, đề xuất việc điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách đặc thù phù hợp với yêu cầu phát triển của thành phố Huế trực thuộc trung ương để trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Trong quá trình phát triển, để việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội đạt hiệu quả cao, đề nghị Chính phủ quan tâm, thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc chính quyền thành phố Huế triển khai nghiêm túc các chủ trương, yêu cầu nói trên; các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội cũng có trách nhiệm trong việc giám sát thực hiện nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.