Lịch Tiêm Chủng Cho Trẻ Em Từ 0-12 Tuổi Giá Bao Nhiêu Tiền

Lịch Tiêm Chủng Cho Trẻ Em Từ 0-12 Tuổi Giá Bao Nhiêu Tiền

***Đối tượng không được tiêm vắc xin

Tầm quan trọng của tiêm ngừa vacxin cho trẻ

Vacxin được coi là khiên chắn hữu hiệu giúp phòng ngừa chủ động các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đồng thời làm giảm tỷ lệ mắc và tử vong ở bệnh nhân.

Tiêm phòng vacxin chính là việc sử dụng vacxin để kích thích cơ thể sinh ra miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh. Khi vacxin được đưa vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ nhận diện vacxin như một vật thể lạ và ghi nhớ chúng. Đến khi tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ nhận ra và tạo ra các kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh.

Tiêm vacxin cho trẻ được xem là cách thức đơn giản nhất giúp bảo vệ con trẻ trước các bệnh truyền nhiễm bởi các lý do sau:

+ Trẻ em có hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh, sức đề kháng kém nên rất dễ bị nhiễm bệnh.

+ Nước ta thuộc vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng, ẩm ướt quanh năm tạo môi trường thích hợp để vi khuẩn phát triển và dễ bùng thành bệnh dịch.

+ Các bệnh truyền nhiễm thường rất dễ lây theo nhiều con đường khác nhau như: lây nhiễm qua đường hô hấp, đường máu, đường tình dục hoặc lây từ mẹ sang con,…

Tiêm phòng vacxin đầy đủ và đúng lịch giúp bảo vệ trẻ khỏi gần 30 bệnh lý nguy hiểm. Nhất là trong những năm tháng đầu đời trẻ rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như thủy đậu, sởi, lao,… Việc tiêm vacxin cho trẻ trong càng sớm càng tốt là biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa bệnh cũng như hạn chế các biến chứng và giảm nguy cơ tử vong ở trẻ.

Tiêm phòng cho trẻ 15 – 24 tháng tuổi

Giai đoạn từ 15 đến 24 tháng, trẻ chủ yếu được tiêm các mũi nhắc lại của vacxin ở tháng trước như viêm gan A, cúm, sởi, rubella, thương hàn, Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, viêm màng não mủ,… . Sở dĩ trẻ cần được tiêm các mũi nhắc vì kháng thể bảo vệ có được sau khi tiêm một loại vacxin có khả năng giảm dần theo thời gian.

Ba mẹ cần chuẩn bị gì trước khi đưa trẻ đi tiêm ngừa

Để chuẩn bị sẵn sàng đưa trẻ đi tiêm chủng, trước khi đi ba mẹ nhớ mang theo sổ tiêm chủng để bác sĩ có thể theo dõi lịch sử tiêm phòng cho trẻ so sinh của trẻ trước đó và đánh dấu những mũi tiêm tiếp theo.

Trước khi đi tiêm phòng, trẻ sẽ được bác sĩ khám sàng lọc. Ngoài ra, Ba Mẹ nên thông tin cho bác sĩ tình trạng sức khỏe trước đây của trẻ (như trẻ có tiền sử bệnh gì hay không, có bị dị ứng không, có đang phải uống thuốc kháng sinh không…) để bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định phác đồ tiêm vacxin phù hợp với trẻ.

Chi tiết lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh theo từng tháng

Trẻ cần được tiêm vacxin phòng lao và viêm gan B càng sớm càng tốt sau khi sinh, trong 24 giờ đầu sau sinh, trẻ sơ sinh được tiêm vacxin lao và viêm gan B sẽ đem lại hiệu quả miễn dịch rất lớn, ngăn ngừa nguy cơ lây viêm gan B từ mẹ sang con. Theo khuyến nghị từ Bộ Y tế vacxin phòng ngừa lao nên được tiêm ngay tháng đầu sau sinh và tốt nhất là trước 28 ngày tuổi.

Khi hệ miễn dịch của trẻ còn khá non nớt, không đủ khả năng tự bảo vệ trước những tác nhân gây bệnh đến từ môi trường bên ngoài, nếu chậm trễ trong việc tiêm vacxin phòng lao ở trẻ sơ sinh có thể tăng nguy cơ mắc bệnh lao ở trẻ, thậm chí nhiều trẻ có thể nhiễm lao ngay những ngày đầu sau sinh.

Lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 đến 5 tuổi theo khuyến cáo Bộ Y Tế

Dưới đây là lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 đến 5 tuổi theo khuyến cáo của Bộ Y tế bố mẹ cần biết:

Nếu chưa tiêm ở giai đoạn trước, trẻ cần tiêm 2 mũi:

– Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 1 tháng

Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh VNVC giai đoạn đầu đời

Ngay sau khi chào đời, bé đã được tiêm những mũi vacxin đầu đời để bảo vệ sức khỏe. Hai loại vacxin quan trọng nhất trong giai đoạn này là:

Giai đoạn này, bé sẽ được tiêm nhiều loại vắc xin khác nhau để phòng ngừa các bệnh nguy hiểm như:

Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

Bộ Y tế khuyến cáo lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh cần thực hiện càng sớm càng tốt:

Trẻ sơ sinh cần được tiêm đầy đủ 2 mũi vắc xin phòng bệnh lao và viêm gan B ngay trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. Bởi đây là những mũi tiêm đầu tiên của trẻ, mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc ngăn chặn virus viêm gan B và vi khuẩn gây bệnh lao. Thống kê cho thấy, ước tính có ít nhất một nửa triệu trẻ sơ sinh và trẻ em mắc bệnh lao mỗi năm khiến 70.000 trẻ tử vong vì căn bệnh này.

Theo nhiều chuyên gia, trẻ sơ sinh mắc lao chủ yếu do mẹ truyền sang thai nhi qua nhau thai, qua tĩnh mạch rốn đến gan hoặc hít/ nuốt dịch ối có nhiễm vi khuẩn lao, một số ít trường hợp khác, trẻ sơ sinh mắc lao khi vừa lọt lòng, do tiếp xúc trực tiếp với nhân viên y tế hoặc từ người thân. Nhiều mẹ bầu mắc bệnh ngay trong thai kỳ hoặc có thể mắc bệnh từ trước đó nhưng không phát hiện và điều trị sớm, vô tình trở thành nguồn lây bệnh cho con.

Hệ quả, lao ảnh hưởng đến phổi và có thể ảnh hưởng sang các cơ quan khác như hạch bạch huyết, hệ thần kinh, tim, màng não, xương… Trong các thể lao, lao màng não ở trẻ sơ sinh có thể để lại những di chứng nặng nề suốt đời như liệt tay chân, động kinh, bại não, sa sút trí tuệ, rối loạn tâm thần… Vắc xin BCG phòng lao được khuyến cáo tiêm sớm cho trẻ sơ sinh trong 24 giờ đầu sau sinh để đạt hiệu quả bảo vệ cao trước các hình thái lao nguy hiểm, trong đó có lao viêm màng não với độ bảo vệ lên tới 70%.

Bên cạnh đó, viêm gan B cũng là vấn đề sức khỏe toàn cầu và Việt Nam là quốc gia nằm trong vùng lưu hành dịch tễ cao của virus viêm gan B. Ước tính có hơn 2 tỷ trường hợp trên thế giới đã hoặc đang mắc viêm gan B, trong đó có khoảng 400 triệu trường hợp mắc viêm gan B mạn tính, trong đó 75% là người châu Á (1). Nếu mẹ nhiễm virus viêm gan B trong quá trình mang thai, khả năng lây nhiễm cho thai nhi là rất cao chiếm tới 60-70% (nếu mẹ nhiễm bệnh trong 3 tháng cuối của thai kỳ).

Ngoài ra, trong quá trình chuyển dạ nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sang con lên đến 90%. Nếu trẻ được tiêm vắc xin phòng viêm gan B càng sớm càng tốt, ngay trong vòng 24 giờ đầu sau sinh, vắc xin sẽ bảo vệ trẻ hiệu quả trước tác nhân gây bệnh lên đến 95%.

Trẻ 6 tháng tuổi cần tiêm ngừa vacxin gì

Từ 6 đến 36 tháng tuổi, cơ thể trẻ chưa sản sinh ra đủ kháng thể để bảo vệ cơ thể trước nguy cơ nhiễm bệnh và lúc này các kháng thể từ cơ thể mẹ truyền sang con cũng không còn nữa. Vì vậy viêm vacxin lúc này ngày càng quan trọng, giúp cơ thể trẻ tạo ra kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh trong những lần xâm nhập sau.

Vắc xin cho trẻ từ 9 tháng tuổi

Sởi là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thường tấn công trẻ em. Virus sởi lây lan rất nhanh trong không khí và có thể sống tới 2 giờ trong không gian người bệnh ho hoặc hắt hơi. Nếu trẻ em vô tình hít phải hoặc vô tình cầm nắm đồ vật có dính dịch tiết từ mũi, họng của người bệnh, sau đó vô tình cho tay dụi mắt hoặc vô miệng sẽ có nguy cơ mắc bệnh.

Sau khi nhiễm virus sởi, trẻ có triệu chứng đặc trưng sốt, ho, sổ mũi, chảy nước mắt, phát ban… Phần lớn các trường hợp, trẻ phục hồi tốt sau phát ban xuất hiện và thường mất khoảng 2-3 tuần để hồi phục sức khỏe hoàn toàn Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời trẻ có nguy cơ cao đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm các vị trí tai giữa, xoang, phổi, phế quản, màng não, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt.

Nguy hiểm hơn, khi virus gây bệnh sởi không chỉ tấn công các cơ quan trong cơ thể mà còn tấn công các tế bào lympho nhớ, tức hệ thống miễn dịch của người bệnh bị phá hủy và trở lại trạng thái ban đầu (tức trạng thái khi chưa ghi nhớ cách phòng vệ trước các tác nhân gây bệnh) còn gọi là khả năng xóa trí nhớ miễn dịch.

Thời gian xóa trí nhớ miễn dịch không chỉ diễn ra 1 – 2 tháng mà kéo dài 2 – 5 năm sau trẻ mới có thể tái tạo lại được trí nhớ miễn dịch. Điều này được cho là nguy hiểm bội phần khi mà trẻ đang rơi vào “khoảng trống miễn dịch”.

Đối với các bệnh sởi, quai bị, rubella trẻ được bảo vệ toàn diện do nhận được lượng kháng thể thụ động từ mẹ đã tiêm vắc xin trước khi mang thai. Tuy nhiên, theo thời gian lượng kháng thể này dần suy giảm, trẻ không còn khả năng bảo vệ trước các căn bệnh nguy hiểm này, Do đó, vắc xin Priorix là vắc xin thế hệ mới phòng ngừa 3 bệnh Sởi – Quai bị – Rubella được sử dụng để tiêm sớm cho trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn.

Nhiều người vẫn nghĩ thủy đậu là bệnh lành tính ngoài da, không nguy hiểm. Thế nhưng, nếu không được phát hiện sớm, điều trị đúng phương pháp, thủy đậu vẫn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là đe dọa tính mạng ở cả trẻ em và người lớn. Trẻ em mắc thủy đậu có nguy cơ gặp biến chứng viêm tiểu não (tỷ lệ mắc là 1/40.000 trẻ), viêm màng não (tỷ lệ 4,4 – 11% trong số các trường hợp nghi ngờ viêm màng não do virus), viêm cơ tim, viêm mạch máu, viêm gan, viêm phổi và nhiễm trùng thứ phát (bội nhiễm)…

Viêm não Nhật Bản (còn được gọi là bệnh viêm não mùa hè) cũng là một trong những căn bệnh cực kỳ nguy hiểm mà bố mẹ cần ghi nhớ lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 đến 5 tuổi để con được tiêm vắc xin đúng lịch và đủ mũi theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao lên đến 30% cùng di chứng vĩnh viễn suốt đời như co giật, động kinh, nằm liệt giường, liệt, rối loạn tâm thần, rối loạn ngôn ngữ,… đối với một số người sống sót sau điều trị.

Trong đó, trẻ em từ 0-14 tuổi chiếm đến 75% các trường hợp tử vong. Đáng lo ngại, viêm não Nhật Bản hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các loại thuốc được bác sĩ chỉ định sử dụng đều có chung mục đích điều trị và giảm nhẹ các triệu chứng bệnh. Do đó, chủ động tiêm các loại vắc xin trong giai đoạn trẻ 9 tháng tuổi là cách dự phòng bệnh hiệu quả, an toàn mà bố mẹ có thể làm ngay từ nhỏ cho trẻ.