Mở Thẻ Tín Dụng Vietcombank Cho Sinh Viên

Mở Thẻ Tín Dụng Vietcombank Cho Sinh Viên

Hiện nay, một số ngân hàng không chỉ mở thẻ tín dụng cho những đối tượng đi làm có thu nhập ổn định mà ngay cả các bạn sinh viên cũng có thể sở hữu thẻ tín dụng. Các bạn sinh viên có thể mở thẻ tín dụng với tư cách là thẻ phụ của bố mẹ hoặc đứng tên thẻ chính nếu có tài sản đảm bảo. Điều này nhằm giúp tối đa khách hàng có thể tiếp cận “vốn vay” để phục vụ những mục đích tiêu dùng sớm nhất.

Lưu ý khi mở và sử dụng thẻ tín dụng cho sinh viên

Khi phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, các bạn sinh viên cần ‘bỏ túi” những kinh nghiệm sau để sở hữu sản phẩm thẻ phù hợp, chi tiêu thông minh.

Đây là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất. Các ngân hàng có những chính sách ưu đãi về lãi suất, chương trình giảm giá, khuyến mãi phù hợp với nhu cầu của bạn sẽ là lựa chọn tốt nhất. Khi đó, việc sử dụng thẻ tín dụng sẽ mang lại tối đa lợi ích như: giảm giá khi mua vé xem phim, tặng voucher mua sắm, tích điểm đổi quà,...

Việc phát hành 2 hay nhiều thẻ tín dụng là điều có thể. Tuy nhiên, các bạn sinh viên không nên mở quá nhiều thẻ. Bởi có thể bạn sẽ không kiểm soát được chi tiêu của bản thân và dễ mất khả năng chi trả. Khi đó, bạn sẽ phải gánh thêm nhiều khoản lãi, khoản phí.

Việc trả nợ đúng hạn rất quan trọng để bạn giảm bớt được nhiều những khoản phí, tiền lãi không đáng có. Ngoài ra, điều này còn giúp bạn không bị cho vào danh sách nợ xấu, sẽ gây khó khăn cho việc vay vốn, mở thẻ tín dụng sau này.

Bản chất của thẻ tín dụng chính là hình thức “vay vốn”. Bạn sẽ có thể chi tiêu trước và trả tiền sau. Nếu không có kế hoạch chi tiêu, tính toán cẩn thận bạn sẽ rất dễ bị lạm dụng và chi tiêu mất kiểm soát. Khi đó, rất nhiều hệ lụy đi kèm như: không có khả năng chi trả, lãi đẻ thêm lãi và gánh nặng tài chính sẽ càng nặng nề.

Sau một thời gian sử dụng nếu thấy việc sử dụng thẻ không thật cần thiết và hiệu quả không như ý. Các bạn sinh viên nên đóng thẻ tín dụng để giảm thiểu các chi phí phát sinh. Qua đó, cũng tự kiểm điểm, đánh giá việc chi tiêu của mình và rút kinh nghiệm để xây dựng bài toán kiểm soát tài chính tốt hơn.

Các bạn sinh viên khi sở hữu thẻ tín dụng nên tính toán chi tiêu hợp lý và thanh toán dư nợ đúng hạn để hạn chế chi phí phát sinh

Qua bài viết trên cho thấy thẻ tín dụng cho sinh viên mang lại nhiều lợi ích lớn khi các bạn biết cân nhắc chi tiêu phù hợp, cần thiết. Tuy nhiên, nó cũng có thể mang lại cho các bạn những rủi ro khi bạn ỷ lại và lạm dụng chi tiêu. Hãy trở thành những người thật thông minh và sử dụng thẻ tín dụng hiệu quả nhé!

Nếu vẫn còn những thắc mắc về điều kiện, thủ tục mở thẻ tín dụng cho sinh viên, các bạn hãy liên hệ ngay với BIDV qua Hotline 19009247 để được hỗ trợ cụ thể, tận tình.

Các ngân hàng hiện đều có dòng thẻ tín dụng dành riêng cho nhóm khách hàng sinh viên với nhiều ưu đãi thanh toán trong các giao dịch đóng học phí, y tế và chi tiêu sinh hoạt.

Hầu hết ngân hàng đều có các dòng thẻ tín dụng hướng tới nhóm khách hàng sinh viên. Ảnh: The Balance Money.

Cùng với việc bùng nổ các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt, việc sở hữu thẻ tín dụng hiện không còn giới hạn ở nhóm khách hàng có thu nhập cao mà hầu hết ngân hàng đều đang có các sản phẩm thẻ tín dụng cho nhóm khách hàng là sinh viên.

Do là nhóm khách hàng chưa có thu nhập ổn định, để mở được thẻ tín dụng, nhóm khách hàng này phải đáp ứng một số yêu cầu đặc biệt từ phía các ngân hàng.

Cụ thể, trường hợp chủ thẻ tín dụng là sinh viên, hầu hết ngân hàng hiện nay yêu cầu khách hàng phải là sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục đại học/cao đẳng từ năm 3 trở lên; có thu nhập từ việc làm thêm với lương chuyển khoản ít nhất 4,5 triệu đồng/tháng; hoặc sở hữu một phương tiện di chuyển như xe máy (đăng ký chính chủ).

Bên cạnh đó, trường hợp khách hàng là sinh viên đứng tên một số tài sản như sổ tiết kiệm, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ... cũng có thể mở thẻ tín dụng.

Một số nhà băng khi làm thủ tục mở thẻ tín dụng cho nhóm khách hàng này còn yêu cầu điểm học tập trung bình của sinh viên phải đạt từ 7.0 trở lên.

Hạn chế của thẻ tín dụng cho nhóm khách hàng sinh viên thường là bị giới hạn thời gian sử dụng cũng như hạn mức tín dụng thấp.

Ngoài ra, một vài lời khuyên được các chuyên gia đưa ra với nhóm khách hàng sinh viên khi lựa chọn sử dụng thẻ tín dụng là lựa chọn ngân hàng phát hành thẻ tín dụng phù hợp; không mở nhiều thẻ một lúc; thanh toán đúng hạn tránh phát sinh nợ xấu; và có kế hoạch chi tiêu hợp lý...

Tùy vào nhu cầu và điều kiện cá nhân mà khách hàng là sinh viên có thể lựa chọn dòng thẻ tín dụng phù hợp. Hiện tại, hầu hết ngân hàng đều có các sản phẩm thẻ tín dụng dành riêng cho nhóm khách hàng này với các ưu đãi tập trung chủ yếu trong các giao dịch thanh toán học phí, dịch vụ y tế, di chuyển, vui chơi giải trí...

Như tại HDBank, nhà băng này đang có dòng thẻ tín dụng HDBank Best Friend Forever với nhiều ưu đãi nhắm tới nhóm khách hàng học sinh - sinh viên. Với dòng thẻ này, HDBank sẽ hoàn phí thường niên năm đầu; ưu đãi 50% các thanh toán liên quan tới di chuyển, ẩm thực, du lịch, học tập, giải trí... Ngoài ra, chủ thẻ cũng được hưởng ưu đãi cho trả góp lãi suất 0% các sản phẩm điện tử điện máy mà HDBank có liên kết.

Hạn mức phổ biến của dòng thẻ này là 10 triệu đồng với thời gian không tính lãi suất 45 ngày.

Tương tự, MB hiện có dòng thẻ tín dụng MB Modern Youth hướng tới nhóm chủ thẻ học sinh, sinh viên với ưu đãi không phí phát hành và phí duy trì thẻ hàng năm. Chủ thẻ được mua hàng trả góp lãi suất 0% tại hơn 1.000 điểm mua sắm có liên kết với ngân hàng. Bên cạnh đó, MB cũng dành nhiều ưu đãi mua sắm online tại Shopee, Grab cho chủ thẻ.

Tại VPBank, nhà băng này cũng đang cung cấp dòng thẻ tín dụng MasterCard MC2 cho nhóm khách hàng sinh viên. Thẻ này được miễn phí thường niên năm đầu; tích điểm đổi quà; giảm giá đến 30% tại hơn 5.000 cửa hàng, đối tác ăn uống, du lịch, mua sắm…; cho phép thanh toán trong nước và hơn 220 quốc gia trên thế giới.

VIB cũng có dòng thẻ tín dụng Ivy Card hướng tới nhóm khách hàng Gen Z. Điều kiện mở thẻ là người có độ tuổi từ đủ 20 đến 25 tuổi, sinh viên từ năm 3 tại các trường đại học, có điểm trung bình học kỳ gần nhất tối thiểu 7/10 hoặc các mức tương đương theo thang điểm xếp loại từng trường.

Ưu đãi của dòng thẻ này là chủ thẻ được hưởng dịch vụ tài chính/đào tạo tài chính như sinh viên Mỹ (Ivy League); hoàn 0,5% các giao dịch chi tiêu mua sắm hàng hóa - dịch vụ; miễn phí thường niên năm đầu tiên; hoàn 10% tổng giao dịch chi tiêu thẻ...

Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri Thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.