375, 376, 377, 378, 379, 380, 381, 382.
Ý nghĩa của 10 lời thề trong Quân đội nhân dân Việt Nam
10 lời thề danh dự của quân dân thể hiện rõ nét về văn hóa chính trị, đạo đức. Điều đó thể hiện những phẩm giá tốt đẹp của người chiến sĩ trước Tổ Quốc. Qua lời thề danh dự có thể thấy được truyền thống cách mạng giữ gìn từ xa xưa: hy sinh để bảo vệ đất nước Việt Nam.
10 lời thề nêu trên thể hiện lòng yêu nước của người lính, “trung với Đảng, hiếu với dân”, không ngại gian nan, nguyện hi sinh hết mình vì sự nghiệp cách mạng. Thông qua lời 10 lời thề danh dự của quân dân, người bộ đội Cụ Hồ luôn mang trong mình ý chí sẵn sàng chiến đấu, đối mặt với mọi khó khăn thử thách.
Cuối cùng, việc luôn nêu cao tình thần của 10 lời thề danh dự của quân dân khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng cộng sản Việt nam. Mục tiêu, lý tưởng và trách nhiệm của Đảng luôn luôn hướng tới một đất nước tự do, độc lập, hạnh phúc.
Nội dung của 10 lời thề danh dự của quân nhân Việt Nam
10 lời thề danh dự của quân dân trong lực lượng vũ trang là lời tuyên thệ của tân binh, đọc trong lễ chào cờ của Quân đội nhân dân Việt Nam. Nghi thức đó trở thành truyền thống lịch sử của Quân đội nhân dân Việt Nam từ những ngày đầu thành lập đến nay.
Sau đây là nội dung của 10 lời thề danh dự của quân nhân trong Quân đội nhân dân Việt Nam:
Lời thề 1: “Hy sinh tất cả vì tổ quốc Việt Nam; dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phấn đấu thực hiện một nước Việt Nam hòa bình, độc lập và xã hội chủ nghĩa, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội”.
Điều này thể hiện một lòng yêu nước nồng nàn và cam kết xây dựng một tương lai tốt đẹp cho Việt Nam
Lời thề 2: “Tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh cấp trên; khi nhận bất cứ nhiệm vụ gì đều tận tâm, tận lực thi hành nhanh chóng và chính xác”
Điều này thể hiện trách nhiệm tuyệt đối của người chiến sĩ đối với nhiệm vụ và Tổ Quốc
Lời thề 3: “Không ngừng nâng cao tinh thần yêu nước Xã hội chủ nghĩa, tinh thần quốc tế vô sản, rèn luyện ý chí chiến đấu kiên quyết và bền bỉ, thắng không kiêu, bại không nản, dù gian lao khổ hạnh cũng không sờn lòng, vào sống ra chết cũng không nản chí. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
Điều này thể hiện sức mạnh tinh thần và lòng quyết tâm của người chiến sĩ
Lời thề 4: “Ra sức học tập nâng cao trình độ chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ, triệt để chấp hành điều lệnh, điều lệ, rèn luyện tính tổ chức, tính kỷ luật và tác phong chính quy, xây dựng quân đội ngày càng hùng mạnh, luôn luôn sẵn sàng chiến đấu”
Điều này thể hiện ý chí luôn sẵn sàng chiến đấu, quyết tâm xây dựng một đội quân hùng hậu nhất
Lời thề 5: “Nêu cao tinh thần làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, làm tròn nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ tổ quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và làm tròn nghĩa vụ quốc tế. Gương mẫu chấp hành và vận động nhân dân thực hiện mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và luật pháp của Nhà nước”
Điều này thể hiện sự đoàn kết và trách nhiệm của người chiến sĩ trong công cuộc bảo vệ tổ quốc
Lời thề 6: “Luôn luôn cảnh giác, tuyệt đối giữ bí mật quân sự và bí mật quốc gia. Nếu bị quân địch bắt, dù phải chịu cực hình tàn khốc thế nào cũng cương quyết một lòng trung thành với sự nghiệp cách mạng, không bao giờ phản bội xưng khai”
Điều này thể hiện sự trung thành của người chiến sĩ, một lòng không phản bội Tổ quốc
Lời thề 7: “Đoàn kết chặt chẽ với nhau như ruột thịt trên tình thương yêu giai cấp; hết lòng giúp đỡ nhau lúc thường cũng như lúc ra trận; thực hiện toàn quân một ý chí”
Điều này thể hiện tình đồng chí bền chặt, hết lòng giúp đỡ nhau trong mọi khía cạnh, toàn quân một lòng.
Lời thề 8: “Ra sức giữ gìn vũ khí trang bị, quyết không để hư hỏng hoặc rơi vào tay quân thù. Luôn nêu cao tinh thần bảo vệ của công, không tham ô, lãng phí”
Điều này thể hiện tinh thần bảo vệ của công, cam kết không tham ô, lãng phí tài sản quốc gia
Lời thề 9: “Khi tiếp xúc với nhân dân làm đúng ba điều nên: Kính trọng dân, giúp đỡ dân, bảo vệ dân và ba điều răn: Không lấy của dân, không dọa nạt dân, không quấy nhiễu dân. Để gây lòng tin cậy, yêu mến của nhân dân, thực hiện quân với dân một ý chí”
Điều này thể hiện một lòng “hiếu với dân”, xây dựng lòng tin tưởng của nhân dân đối với quân đội
Lời thề 10: “Giữ vững phẩm chất tốt đẹp và truyền thống quyết chiến, quyết thắng của quân đội nhân dân, luôn tự phê bình và phê bình, không làm điều gì hại tới danh dự của quân đội và quốc thể nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”
Điều này thể hiện sự đoàn kết sức mạnh của quân đội trong công cuộc bảo vệ Tổ Quốc
10 lời thề trên đã được thể chế hóa trong Điều lệnh nội vụ của Quân đội nhân dân Việt Nam. Giá trị cốt lõi của 10 lời thề danh dự của quân dân hầu như không có sự thay đổi, mặc dù ngôn từ đã được thay thế cho phù hợp hơn. Điều đó có nghĩa rằng Đại Tướng Võ Nguyên Giáp có một tầm nhìn vô cùng rộng và bao quát từ quá khứ đến tương lai
Xuất xứ của 10 lời thề trong Quân đội nhân dân Việt Nam
Lần đầu tiên, 10 lời thề danh dự của quân nhân được đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân tuyên thệ tại chiến khu Việt Bắc vào ngày 22/12/1944. 10 lời thề đó do Đại tướng Võ Nguyên Giáp - khi đó là đội trưởng đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân soạn thảo…
Trong thời khắc lịch sử này, dưới cờ đỏ sao vàng, 34 chiến sĩ của đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân tập hợp nghiên trang, chỉnh tề đã long trọng đọc 10 lời thề danh dự. Đến nay, 10 lời thề danh dự ngày đó đã trở thành một phần không thể thiếu của bất kỳ một quân dân trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Về sau, khi trả lời phỏng vấn của một nhà báo Pháp, Đại tướng Võ Nguyên Giáp có chia sẻ trong quá trình soạn lời 10 lời thề danh dự, ông có tham khảo từ lời thề danh dự của quân đội nước khác. Trong đó, ông có tham khảo lời thề của FFI - nhóm kháng chiến Pháp chống lại quân chiếm đóng Đức trong Thế chiến thứ 2 và quân giải phóng Nam Tư.
Quân nhân đọc 10 lời thề danh dự khi nào?
10 lời thề danh dự của quân nhân được tất cả các cán bộ, chiến sĩ, người hoạt động trong quân đội học thuộc lòng. 10 lời thề quân đội sẽ được đọc trong lễ chào cờ của Quân đội. Điển hình như: Lễ ra quân, lễ chào cờ thứ hai đầu tuần,đầu tháng, đầu quý, đầu năm, lễ tuyên thệ, buổi lễ tổ chức mít tinh kỷ niệm… Nội dung là lời nhắc nhở mỗi quân nhân khắc ghi nhiệm vụ vinh quang của người chiến sĩ cách mạng.
Tất cả, không phân viết cấp bậc, chức vụ, đứng nghiêm trang dưới màu cờ đỏ sao vàng. Đơn vị sẽ chọn ra một đồng chí đại diện cho toàn đơn vị lên đọc to. dõng dạc 10 lời thề, thể hiện tinh thần hào hồng của người quân nhân. Sau khi kết thúc mỗi lời thề, tất cả mọi người sẽ đồng thanh hô to: “xin thề”.
Phần lớn nội dung của 10 lời thề danh dự của quân nhân là lời tâm huyết của những người chiến sĩ hết mình với Tổ Quốc. Đó là sự bảo đảm cho mọi quân nhân trung thành vô hạn đối với Tổ quốc, quyết tâm hoàn thành các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Nhân dân giao phó. Những điều đó tạo nên sự khác biệt về người bộ đội Cụ Hồ vì nước vì dân.
Các thế hệ chiến sĩ khi bước chân vào đơn vị đều bắt buộc phải học thuộc 10 lời thề danh dự của quân dân để nghiêm túc thực thi và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Bởi đó là lời hứa danh dự của người chiến sĩ trước Đảng, trước nhân dân. Trong mọi hoàn cảnh, quân nhân đều phải giữ vững tinh thần như trong 10 lời thề đã nêu.
HLV Kim Sang-sik đánh dấu lần đầu tiên tham dự AFF Cup bằng cuộc đọ sức với đội tuyển Lào trong ngày ra quân. Nhà cầm quân người Hàn Quốc hơn một lần khẳng định rằng ông hiểu tầm quan trọng của chiến thắng dù đối thủ không phải đội bóng mạnh.
Trong lần đầu dự AFF Cup, thủ thành Nguyễn Đình Triệu có thể được tin tưởng bắt chính. Anh không hơn đồng đội Nguyễn Filip nhưng khả năng chơi chân tốt và có thể giao tiếp liên tục với 3 trung vệ phía bên trên. Dù hàng công của tuyển Lào chỉ có Bounphachan Bounkong là cái tên đáng chú ý nhất, nhưng HLV Kim Sang-sik vẫn sẽ cẩn trọng và lựa chọn các hậu vệ tốt nhất.
Nguyễn Filip có thể ngồi dự bị trong ngày ra quân AFF Cup 2024.
Bùi Tiến Dũng sẽ đá trung vệ lệch trái, người chơi ở trung tâm hàng phòng ngự là Đỗ Duy Mạnh còn Bùi Hoàng Việt Anh sẽ đá lệch phải trong hệ thống chiến thuật 3-4-3. Trong khi đó, để tăng cường sức tấn công, Vũ Văn Thanh đá hậu vệ trái - vị trí không phải sở trường nhưng anh từng thi đấu nhiều lần. Cánh đối diện là nơi Hồ Tấn Tài được trao gửi niềm tin.
Trước đối thủ Lào không mạnh thể lực, Lê Phạm Thành Long và Nguyễn Hoàng Đức đủ sức quán xuyến tuyến giữa và tập trung cho khâu tấn công. Hàng tiền đạo sẽ được lĩnh xướng bởi Nguyễn Tiến Linh. Cầu thủ sinh năm 1997 là chủ công và được kì vọng sớm có bàn thắng. Hỗ trợ cho anh có thể là tiền đạo trái Tuấn Hải và tiền đạo phải Văn Toàn.
Trước trận đấu, HLV Kim Sang-sik nói: "Cuộc đọ sức ngày mai không chỉ là một trận bóng đá thông thường, nó còn mang ý nghĩa lớn hơn, về tinh thần dân tộc và màu cờ sắc áo. Chúng tôi sẽ chiến đầu vì điều đó. Tôi biết cộng đồng người Việt tại Lào rất đông đảo, và họ sẽ có mặt ở sân ngày mai để cổ vũ đội tuyển.
Điều này mang lại sự khích lệ rất lớn, thúc đẩy chúng tôi quyết tâm giành chiến thắng để mang lại niềm vui cho người hâm mộ trong nước cũng như đồng bào sinh sống và làm việc tại Lào".
Trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam gặp đội tuyển Lào diễn ra trên sân vận động quốc gia Lào lúc 20h00 ngày 9/12.
Đội hình dự kiến đội tuyển Việt Nam: Nguyễn Đình Triệu, Duy Mạnh, Tiến Dũng, Bùi Hoàng Việt Anh, Văn Thanh, Tấn Tài, Thành Long, Hoàng Đức, Tuấn Hải, Tiến Linh, Văn Toàn.