Thuế GTGT hàng nhập khẩu là gì? Thuế GTGT hàng nhập khẩu có được khấu trừ không? Cách hạch toán thuế GTGT hàng nhập khẩu ra sao? Mời quý độc giả cùng Phần mềm kế toán Online EasyBooks tìm hiểu chi tiết ngay sau đây nhé!
Thuế GTGT hàng nhập khẩu là gì?
Thuế giá trị gia tăng (GTGT) hay còn gọi là VAT là loại thuế gián thu được tính theo giá trị gia tăng của hàng hoá dịch vụ. Thuế được phát sinh từ quá trình sản xuất, vận chuyển, lưu thông. Người chịu thuế là người tiêu dùng, người sử dụng hàng hoá dịch vụ cuối cùng. Đây là một trong những loại thuế quan trọng giúp tăng ngân sách nhà nước và đóng vai trò lớn trong cân bằng xã hội và phát triển kinh tế quốc gia.
– Quy định chung về hạch toán thuế GTGT hàng nhập khẩu
Tại Điều 52 Thông tư 200/2014/TT-BTC có hướng dẫn tài khoản sử dụng đối với thuế GTGT hàng nhập khẩu và hướng dẫn hạch toán đối với tài khoản này:
“Tài khoản 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu: Dùng để phản ánh số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.”
Khi nhập khẩu hàng hóa, tài sản doanh nghiệp thực hiện kê khai tờ khai hải quan và tính thuế GTGT hàng nhập khẩu theo quy định, sau đó thực hiện nộp thuế tại cơ quan hải quan tại cửa khẩu nhập khẩu hàng hóa. Chứng từ kế toán cho hoạt động này gồm tờ khai hải quan, giấy nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.
Chú ý: Thuế GTGT hàng nhập khẩu nếu nộp bằng tiền mặt thì có được khấu trừ không?
Tại Công văn số 608/TCT-KK ngày 13/02/2015 của Tổng Cục thuế trả lời Cục thuế thành phố Hà Nội,
“Trường hợp năm 2014 Công ty TNHH vận tải Việt Nhật nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu đối với TSCĐ là xe nâng Nichiyu số tiền 67.525.560 (sáu mươi bảy triệu, năm trăm hai mươi nhăm ngàn, năm trăm sáu mươi đồng) thì Công ty được khấu trừ, hoàn thuế. Đối với tiền mua xe phải đáp ứng điều kiện thanh toán không dùng tiền mặt.”
Do vậy trường hợp Công ty thực hiện nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu với giá trị trên 20 triệu đồng bằng tiền mặt, vẫn được khấu trừ, hoàn thuế nếu thỏa mãn các điều kiện khác theo quy định pháp luật hiện hành.
Thuế GTGT Hàng Nhập Khẩu Có Được Khấu Trừ Không
Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu được khấu trừ trong trường hợp đáp ứng các điều kiện bao gồm:
Trên đây là nội dung về cách xác định thuế GTGT cùng với giải đáp cho câu hỏi về khấu trừ thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu. Doanh nghiệp được khấu trừ thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu khi đảm bảo đáp ứng các điều kiện về khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo quy định của pháp luật.
Hạch toán hàng phi mậu dịch, hàng mẫu nhập khẩu
Hạch toán hàng cho biếu tặng hàng mẫu nhập khẩu
Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành luật thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật thuế GTGT, tại Điều 14 quy định:
“Điều 14. Nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
1. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa; dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất. …”
Căn cứ Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính …
“2. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (kể cả tài sản cố định) sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT, doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra bao gồm cả doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế không hạch toán riêng được. Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT hàng tháng/quý tạm phân bổ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định mua vào được khấu trừ trong tháng/quý, cuối năm cơ sở kinh doanh thực hiện tính phân bổ số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của năm để kê khai điều chỉnh thuế GTGT đầu vào đã tạm phân bổ khấu trừ theo tháng/quý.” …””
Tại Khoản 10 Điều 1 sửa đổi, bổ sung Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC
“Điều 15. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
1. Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
2. Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ các trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng, hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT và trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài. …”
Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.
Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội
Điều kiện khấu trừ đối với thuế GTGT hàng nhập khẩu
Thuế GTGT hàng nhập khẩu được coi là thuế GTGT đầu vào khi mua sắm hàng hóa, tài sản của doanh nghiệp. Tuy nhiên do được hình thành từ khâu nhập khẩu nên giá trị thuế được thể hiện trên tờ khai hải quan và giấy nộp tiền thuế của doanh nghiệp thay vì trên hóa đơn đầu vào khi nhập hàng hóa, tài sản.
Chính vì vậy, thuế GTGT hàng nhập khẩu sẽ được khấu trừ nếu thỏa mãn các điều kiện liên quan đến quy định về khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ.
Tại Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC – Nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào có quy định:
“Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ”.
“Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (kể cả tài sản cố định) sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT, doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra bao gồm cả doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế không hạch toán riêng được.”
“Tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô sử dụng vào kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn) có trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng (giá chưa có thuế GTGT) thì số thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng không được khấu trừ.”
“Số thuế GTGT đã nộp theo Quyết định ấn định thuế của cơ quan hải quan được khấu trừ toàn bộ, trừ trường hợp cơ quan hải quan xử phạt về gian lận, trốn thuế.”
Tại Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC – Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào có quy định:
“1. Có chứng từ nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu;
Đối với hàng hóa, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị hàng hóa, dịch vụ mua từ hai mươi triệu đồng trở lên, cơ sở kinh doanh căn cứ vào hợp đồng mua hàng hóa, dịch vụ bằng văn bản, hóa đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán qua ngân hàng của hàng hóa, dịch vụ mua trả chậm, trả góp để kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng hoặc trước ngày 31 tháng 12 hàng năm đối với trường hợp thời điểm thanh toán theo hợp đồng sớm hơn ngày 31 tháng 12, cơ sở kinh doanh vẫn được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào”.