Nhu cầu liên lạc luôn là một trong những nhu cầu quan trọng đối với mỗi người và tất nhiên điều đó cũng sẽ đúng đối với các công dân đi thực hiện nghĩa vụ quân sự. Vậy công dân đi nghĩa vụ quân sự có được sử dụng điện thoại không? Quy định sử dụng điện thoại trong quân đội như thế nào?
Đi nghĩa vụ quân sự có được sử dụng điện thoại không?
Quân đội là “trường học lớn” để lớp lớp thế hệ thanh niên phấn đấu tôi luyện để trở nên cứng rắn, trưởng thành. Thực hiện nghĩa vụ quân sự là tham gia, đóng góp một phần sức lực của mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước của Đảng và toàn dân tộc. Mỗi thanh niên khi thực hiện nghĩa vụ quân sự lên đường nhập ngũ vừa là niềm tự hào, đồng thời cũng là nghĩa vụ, trách nhiệm của bản thân đối với tổ quốc và dân tộc.
Khi thực hiện nghĩa vụ có được sử dụng điện thoại di động không?
Em trai tôi năm nay đủ 18 tuổi, hiện nay đã tốt nghiệp THPT nhưng không có nguyện vọng học đại học. Vừa qua nhận được quyết định gọi nhập ngũ. Trước khi em đi, tôi cũng muốn mua cho em một chiếc điện thoại để vào doanh trại tiện liên lạc về gia đình, nhưng tôi nghe bạn bè bảo, theo luật thì đi nghĩa vụ sẽ không được sử dụng điện thoại. Tôi rất mong luật sư giải đáp thắc mắc : “Đi nghĩa vụ quân sự có được sử dụng điện thoại không” giúp tôi? Cảm ơn quý luật sư!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho công ty Luật Minh Gia chúng tôi, thắc mắc của bạn chúng tôi xin được trả lời như sau
Theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về quyền, nghĩa vụ và các hành vi bị nghiêm cấm của hạ sĩ quan, binh sĩ:
Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ
1. Hạ sĩ quan, binh sĩ được Nhà nước bảo đảm chế độ, chính sách ưu đãi phù hợp với tính chất hoạt động của Quân đội nhân dân.
2. Hạ sĩ quan, binh sĩ có nghĩa vụ:
a) Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao và thực hiện nghĩa vụ quốc tế;
c) Bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức; bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật;
d) Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Điều lệnh, Điều lệ của Quân đội nhân dân;
đ) Học tập chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ; rèn luyện tính tổ chức, ý thức kỷ luật và thể lực; nâng cao bản lĩnh chính trị, bản lĩnh chiến đấu.
Điều 10. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.
2. Chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự.
3. Gian dối trong khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về nghĩa vụ quân sự.
5. Sử dụng hạ sĩ quan, binh sĩ trái quy định của pháp luật.
6. Xâm phạm thân thể, sức khỏe; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của hạ sĩ quan, binh sĩ.
Căn cứ theo quy định nêu trên của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không có quy định nào cấm công dân khi tham gia nghĩa vụ quân sự mang theo điện thoại di động. Tuy nhiên khi tham gia nghĩa vụ quân sự, các quân nhân phải tuân thủ các quy định chung của từng đơn vị mình phục vụ, và hiện nay để đảm bảo kỷ luật và bí mật thông tin thì phần lớn các đơn vị đã hạn chế việc sử dựng điện thoại trong các giờ chấp hành quân lệnh, hoặc việc sử dụng điện thoại làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ được giao, có thể hạn chế hoàn toàn việc sử dụng điện thoại. Các binh sĩ liên lạc có thể liên lạc người nhà, bạn bè qua điện thoại của đơn vị, đồng thời gia đình quân nhân có thể trực tiếp thăm gặp tại nơi đóng quân.
Như vậy, công dân khi đi nhập ngũ vẫn được mang theo điện thoại, tuy nhiên khi vào sẽ phải gửi, khi đang học tập, huấn luyện sẽ không được dùng, chỉ được dùng trong những thời gian quy định.
Tư vấn về việc tham gia học tập, rèn luyện trong thời gian thực hiện NVQS
Theo Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, nơi cư trú,…phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Vậy khi đi nhập ngũ, trong quá trình rèn luyện tại đơn vị, công dân có được tự do sử dụng điện thoại di động như cuộc sống sinh hoạt thường ngày không? Đây là vấn đề mà khá nhiều người thắc mắc trước khi tình nguyện tham gia nhập ngũ. Nếu bạn có thắc mắc hay muốn tìm hiểu về vấn đề này, bạn có thể tham khảo bài viết thông qua tình huống dưới đây của công ty Luật Minh Gia để hiểu rõ hơn.
Sau 3 tháng tân binh có được dùng điện thoại không?
Điều 10 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định rõ và chi tiết về các hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia nghĩa vụ quân sự. Cụ thể là: trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự, chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự, gian dối trong khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về nghĩa vụ quân sự…
Xài điện thoại, sử dụng mạng xã hội không phải là hành vi bị nghiêm cấm đối với công dân khi nhập ngũ. Thế nhưng, hầu hết các đơn vị vẫn đặt ra quy định về việc hạn chế việc sử dụng điện thoại trong các giờ chấp hành quân lệnh, hoặc không được sử dụng điện thoại làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ được giao.
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Quyền và nghĩa vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ
Căn cứ Điều 9 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định hạ sĩ quan, binh sĩ được Nhà nước bảo đảm chế độ, chính sách ưu đãi phù hợp với tính chất hoạt động của Quân đội nhân dân. Bên cạnh đó, hạ sĩ quan, binh sĩ có nghĩa vụ sau đây:
– Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao và thực hiện nghĩa vụ quốc tế;
– Bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức; bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật;
– Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Điều lệnh, Điều lệ của Quân đội nhân dân;
– Học tập chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ; rèn luyện tính tổ chức, ý thức kỷ luật và thể lực; nâng cao bản lĩnh chính trị, bản lĩnh chiến đấu.
Nghĩa vụ quân sự có được sử dụng điện thoại không?
Theo quy định của luật Nghĩa vụ Quân sự năm 2015 thì không cấm việc quân nhân đang đi nghĩa vụ quân sự sử dụng điện thoại. Đồng nghĩa việc sử dụng điện thoại không phải là hành vi bị nghiêm cấm đối với công dân khi nhập ngũ.
Tuy nhiên, hầu hết các đơn vị quân đội đều không cho phép quân nhân đang đi nghĩa vụ quân sự sử dụng điện thoại cá nhân. Lý do môi trường quân sự có những bảo mật. Chỉ trong những trường hợp cần thiết, khi báo cáo với cán bộ chỉ huy, có thể sẽ được liên lạc bằng điện thoại của đơn vị.
Việc sử dụng điện thoại có thể dẫn đến việc các chiến sĩ xao nhãng, mất tập trung. Bên cạnh đó, có thể khiến bị tác động bên ngoài. Khi sử dụng điện thoại không kiểm soát tốt, dễ bị lộ lọt thông tin. Chính vì “lợi bất cập hại” nên các chiến sĩ không được sử dụng điện thoại.
Với trường hợp quân nhân đang tham gia nghĩa vụ quân sự lén sử dụng điện thoại, sẽ không kỷ luật mà chỉ xử lý bằng biện pháp giáo dục và vận động bằng ý thức. Trong quân đội có bố trí máy điện thoại cho người đi nghĩa vụ quân sự nhằm để liên lạc với người thân, gia đình.