Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Pháp thoại “An trú trong hiện tại”
Pháp thoại “An trú trong hiện tại”
Trong buổi chia sẻ pháp thoại “An trú trong hiện tại”, thầy Pháp Hòa nói “An trú trong hiện tại có nghĩa là dừng lại một cách an ổn trong từng giây phút của hiện tại”. Để an trú trong cuộc sống hiện tại, con người phải biết quý trọng ngày hôm nay. Phải biết tìm kiếm được hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống đầy cám dỗ. Trong đạo Phật, có rất nhiều cách để an trú, đặc biệt phải biết đến “Tam thường bất túc” có nghĩa là để được an yên thì phải có 3 thứ không bao giờ đủ đó là “Ăn - Ngủ - Mặc.”
5 Bài thuyết pháp của thầy Thích Pháp Hòa
Bên cạnh việc chuyên tâm tu học, trau dồi thêm kiến thức về Phật Pháp, thầy Thích Pháp Hòa còn dành nhiều thời gian để đi tới nhiều nơi để thuyết giảng về Phật pháp cho các Phật tử. Nhiều bài giảng của thầy được thu hình, quay video và phát lại trên các phương tiện truyền thông để những người không có cơ hội nghe trực tiếp vẫn có nhân duyên để xem.
Các bài thuyết giảng của thầy Pháp Hòa luôn được lồng ghép với nhiều chủ đề khác nhau, liên quan tới tình yêu, tình cảm gia đình, lòng tư bi, sự thù hận,...Nhờ đó, giúp Phật tử có nhiều góc nhìn mới mẻ về cuộc sống; đồng thời giúp tư tưởng Phật giáo được thấm nhuần một cách bền bỉ. Dưới đây là 5 bài thuyết pháp của thầy Thích Pháp Hòa được các Phật tử gần xa yêu thích.
Pháp thoại “Sống đơn giản - khó hay dễ”
Khi gặp khó khăn, đau khổ trong cuộc sống, con người thường hay đổ lỗi cho hoàn cảnh. Đức Phật dạy vì phiền não, vô minh mà con người khổ chứ không phải là do hoàn cảnh. Con người tự mình làm khổ mình nhưng lại không nhận thức được điều đó. Nếu con người nhìn nhận vấn đề với cái tâm đố kỵ, ganh ghét thì nhìn ai cũng xấu xa, ai cũng lầm lỗi. Nhận thức sai lầm sẽ dẫn tới hành vi sai lầm, đại sự không thành tự khắc thấy khổ.
Vì vô minh nên không thấy được duyên sinh nhân quả. Vạn pháp vô ngã nên sinh khởi các phiền não, tham ái, chấp thủ lại sinh ác nghiệp. Nếu như hiểu được bản chất của những quy luật trong cuộc sống cùng sự rèn luyện ý chí, sự tu tập thì con người sẽ bớt khổ đau. Mục đích sâu xa của đạo Phật chính là chuyển hóa những khổ não để con người được an lạc, hạnh phúc.
Sống đơn giản - khó hay dễ là do bản thân của mỗi người quyết định. Khi tâm thanh tịnh, sáng suốt, không còn vô minh, phiền não thì mọi đau khổ sẽ biến mất, hạnh phúc an lạc luôn có mặt.
Những bài thuyết pháp của thầy Thích Pháp Hòa mang tới nhiều ý nghĩa, giá trị lớn đối với Phật tử. Để có thêm nhiều thông tin khác về Phật Pháp, quý bạn đọc hãy truy cập loiphong.vn chắc chắn sẽ giúp ích bạn rất nhiều đó
Pháp thoại “Sanh tử là lẽ đương nhiên”
Pháp thoại “Sinh tử là lẽ đương nhiên” được chia sẻ vào ngày 21/6/2020 tại Tu viện Trúc Lâm. Qua bài thơ “Sanh tử lẽ đương nhiên” của Tuệ Trung Thượng Sĩ, thầy Thích Pháp Hòa đã giúp Phật tử hiểu được ý nghĩa của từng câu thơ.
Thời tiết “nhân duyên” vốn tại trời.
Mây núi nào không bay cạnh núi,
Gà gáy canh năm đánh thức người.
Theo thầy Thích Pháp Hòa, ý nghĩa của bài thơ đó là “trong đời sống ngày chuyện sinh tử là rất bình thường như mây bay trên núi, sóng vỗ ngoài khơi. Chúng ta có thắc mắc cỡ nào thì nó vẫn chỉ gói gọn trong hai chữ sinh tử”. Thầy Pháp Hòa muốn Phật tử hiểu rõ quy luật sinh - tử để không chìm đắm trong luân hồi, khổ đau.
Con đường Phật Pháp của thầy Thích Pháp Hòa
Từ nhỏ, thầy Pháp Hòa đã thể hiện là một người có duyên với Phật Pháp. Trong một buổi thuyết giảng vào năm 2017 về chủ đề “Bốn loại ngã chấp” khi mở đầu thầy thầy đã chia sẻ câu chuyện về chính mình từ khi còn nhỏ. Đó là một ngày rằm tháng giêng năm thầy 7 tuổi, thầy được người lớn dẫn đi chùa.
Ngôi chùa đó là một ngôi tịnh xá nhỏ tên Ngọc Thuận ở Cần Thơ. Nhỏ tuổi chưa hiểu chuyện nhưng sau một hồi quan sát, thấy thấy ai đến chùa cũng được gọi bằng cái tên rất hay. Thấy vậy, thầy Pháp Hòa liền hỏi một vị sư già tại chùa “Sư ơi sư con cũng muốn có tên đẹp”. Lúc đó, vị sư già liền cười và nói “Con hãy quỳ xuống lạy Phật đi rồi sẽ quy y cho”. Thầy Pháp Hòa liền làm theo và hôm đó thầy đã chính thức được quy y, pháp danh là Huệ Tài.
Con đường Phật Pháp của thầy Thích Pháp Hòa đến từ rất sớm
Sau khi được làm lễ quy y Tam Bảo, thầy Pháp Hòa thỉnh cầu thêm một tâm nguyện với sư “Sư ơi, quy y rồi giờ muốn con muốn thờ Phật. Con muốn Phật Thích Ca, con muốn Phật Di Lặc, con muốn Phật A Di Đà, con muốn Quan Thế Âm Bồ Tát”. Thấy cậu bé còn nhỏ nhưng đã rất có duyên với nhà Phật nên đã tìm 4 hình Phật cho cậu và căn dặn mỗi tháng phải phát nguyện ăn chay 10 ngày. Pháp Hòa làm theo đúng lời dặn, nhờ mẹ lập bàn thờ Phật tại nhà để hàng đêm đọc kinh, cúng dường.
Năm 1989, khi đã đủ hạnh nguyên, thầy Pháp Hòa chính thức xuất gia tu hành dưới sự dìu dắt của thượng tọa Thích Thiện Tâm.
Năm 1994, khi tròn 20 tuổi, thầy Thích Pháp Hòa chính thức được thọ ký tỳ kheo tại làng Mai (Pháp) trong sự kiện Đài giới đàn Hương Tích của thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Năm 1999, thầy Pháp Hòa được Thiền sư Thích Nhất Hạnh truyền đăng với bài kệ pháp: “Pháp đã trao lòng từ vàng thuở, hòa quang tiếp độ khắp quầng sân/Sen nở rạng ngời tròn chẳng nhiễm, độ hết muôn phương chốn hữu tình”
Năm 2006, thầy được tấn phong là trụ trì của Trúc Lâm Thiền Viện.
Năm 2007, thầy làm trụ trì của Tây Phương Thiền Viện và được bầu làm Viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học Edmonton (Canada).
Những bài giảng của thầy Thích Pháp Hòa rất bình dị, mang đậm bản sắc dân tộc. Điều đáng nói nhất đó chính là sở hành, sở nguyện nơi Thầy rất chân thành, thiết tha vì Tam Bảo mà phụng sự. Thầy thường tụng kinh Sám Hối, Chú Đại Bi,...nguyện đem công đức hướng về tất cả đệ tử và chúng sinh đều trọng thành trong Phật đạo.
Bài giảng của thầy Pháp Hòa rất dễ hiểu
Điển hình nhất là một lần nói về hạnh phúc, thầy đã kể câu chuyện rất gần gũi: “Một người đàn ông đứng trước Đức Phật hỏi rằng tôi muốn hạnh phúc thì phải làm thế nào. Đức thế tôn liền trả lời: ông muốn hạnh phúc cũng dễ, cùng được nhưng trước hết phải bỏ đi cái tôi, cái bản ngã. Tiếp đó là bỏ đi chữ “muốn” đó là tham. Vậy giờ chỉ còn 2 chữ hạnh phúc….” Qua câu chuyện ngắn, thầy Pháp Hòa đã tóm tắt ngắn gọn về lời dạy của Đức Phật về việc làm sao để bỏ được tham, sân, si, bỏ được sự giận dữ,...một cách giản dị, dễ hiểu.
Tính cách, phong thái của thầy Thích Pháp Hòa được thể hiện rõ qua những lần giảng pháp. Thầy luôn tâm niệm sẽ dàng một tâm lý phổ thân hòa lẫn đạo với đời để gần gũi chúng sinh muôn loài, dùng cuộc đời của mình như một cuốn kinh để truyền tải Phật pháp tới tất cả mọi người. Khi nghe giảng pháp, Phật tử không chỉ được tiếp thu nhiều tri thức Phật pháp mà còn học được hạnh xả thân như Bồ Tát, cách để chăm sóc những người bên cạnh.