Trụ Trì Chùa Đại Tòng Lâm

Trụ Trì Chùa Đại Tòng Lâm

Có vẻ như bạn đang dùng nhầm tính năng này do sử dụng quá nhanh. Bạn tạm thời đã bị chặn sử dụng nó.

Nữ sinh Đồng Khánh - Hai Bà Trưng (Huế) trong tà áo dài đến trường.

Mưa Huế thường mang theo những nỗi buồn, nỗi nhớ man mác của con người nơi đây. Nhà thơ Tố Hữu đã có câu thơ viết về mưa Huế:

Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên.”

Câu thơ như  ngụ ý rằng chắc huế có nỗi niềm chi trời mới mưa để giải tỏa tâm trạng.

Cơn mưa bắt đầu rơi, vài giọt lắc rắc rồi to dần to dần. Giọt ngả, giọt xiên rớt lả chả trên thành phố. Không khí bắt đầu lạnh dần theo làn sương mờ ảo. Thành phố tập nập cũng dừng lại hẳn để trú mưa.Những cơn mưa dài khiến tôi muốn ngồi bên khung của sổ để ngắm mưa rơi. Uống một cốc trà hay tách cà phê rồi tương tư, suy ngẫm.

Rất nhiều lần, tôi đi dạo và lang thang dưới mưa nên được quan sát thành phố Huế chìm trong cơn mưa. Người người đi lại vội dừng xe để mặc áo mưa. Những gánh hàng rong bên đường cũng được các cụ các dì vội lấy dù che chắn. Tội nhất là những người bán hàng rong như thế này. Những ngày nắng họ đã vất vả nhiều, nay mưa càng khó khăn hơn. Những cụ đã già nhưng còn phải mưu sinh bên lề đường cùng gánh hành rong. Họ ngồi cô đơn, lạnh lẽo và mong muốn bán được hết sớm. Thành phố ồn ào bởi tiếng xe cộ bỗng chìm lắng bởi tiếng mưa rơi. Khách du lịch đến đây có dịp ngắm mưa rơi cũng là điều may mắn và thi vị. Huế không chỉ đep bởi phong cảnh, bởi con người, mà còn đẹp bởi những khoảnh khắc, bởi những cảnh tượng nhỏ bé xung quanh mà ít ai để ý.

Những ngày mưa lạnh thế này thích nhất là cùng bạn bè đi ăn khoai lang nướng, bắp nướng bên lề đường, uống cốc sữa nóng hay tách cafe rồi cùng ngắm mưa rơi. Làm tôi quên đi cái lạnh của ngày mưa xứ Huế.

Mưa đi theo những tà áo dài của các cô nữ sinh Đồng Khánh - Hai Bà Trưng trên đường tan học. Mưa ướt hết những con đường, những mái nhà, ướt hết cả những gánh hàng. Mưa mang theo cả những nỗi buồn, những kỉ niệm còn dang dở.

Huế ơi, mưa chi mà mưa lắm thế...

Kiến trúc Phật giáo Bắc Tông ở phương Nam

Tu viện Khánh An nằm ở ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh, ngay cạnh quốc lộ 1A hướng từ cầu vượt An Sương (huyện Hóc Môn) tới cầu Vượt Bình Phước (quận Thủ Đức).

Nhìn từ xa, Tu viện Khánh An nổi bật với tông màu đỏ bắt mắt và phong cách kiến trúc ấn tượng. Trên mạng xã hội, nhiều cái tên mỹ miều được đặt cho tu viện Khánh An như "Nhật Bản" thu nhỏ giữa đất Sài Gòn, ngôi chùa mang phong cách xứ Phù Tang...

Tu viện Khánh An nhìn từ trên cao. Ảnh minh hoạ

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Dân Việt, đại diện tu viện Khánh An cho biết, nhiều người vẫn nhầm tưởng rằng tu viện Khánh An xây dựng theo lối kiến trúc của Nhật Bản. Thật ra, tu viện được xây dựng hoàn toàn theo phong cách chùa chiền cổ xưa của người Việt.

Từ khi phác thảo để được xây dựng, Trụ trì đã hướng nhà chùa trở về với trạng thái nguyên sơ, mang lối kiến trúc của Phật giáo Bắc Tông.

Những gam màu hiện hữu cũng rất thân thuộc với người Việt, ví dụ như màu đỏ từ gạch - đất, màu xám từ khói, màu trắng từ vôi…Ngoài ra, tu viện Khánh An cũng không có những hình tượng rồng, phượng hoặc các họa tiết trang trí màu sắc sặc sỡ như nhiều ngôi chùa khác ở phương Nam bởi vì đây là nét văn hóa cung đình Việt.

Clip: Đại diện tu viện Khánh An cho biết, ngôi chùa được xây dựng theo phong cách chùa chiền cổ xưa của người Việt mang phong cách kiến trúc Phật giáo Bắc Tông chứ không phải kiến trúc Nhật Bản

Tu viện có hai toàn nhà chính, một bên là chánh điện, một bên là nhà tăng và khách đường.

Tại chánh điện, tu viện đặt tên là "Phật đường tỉnh thức", có kết cấu chính từ gỗ. Đây là nơi tụng kinh, toạ thiền của chư tăng, phật tử.

Bậc thang lên chánh điện được làm bằng đá, chạm trổ hoa văn hình hoa sen tinh tế. Mái ngói màu nâu trầm, xếp lớp kết hợp với nhiều đèn lồng trang trí. Xung quanh tu viện là cây cối mát mẻ, trong đó có nhiều loại cây như thông, phượng vỹ, hoa giấy... khoe sắc bên những cột đèn lục giác lạ mắt.

Chánh điện của tu viện Khánh An - nơi tổ chức nhiều khoá tu, khoá thiền... Ảnh M.Q

Chánh điện - nơi tụng kinh lễ bái, tọa thiền của chư tăng, phật tử

Đèn lục giác nằm cạnh những cây thông trong khuôn viên tu viện

Bên cạnh chánh điện là toà nhà tăng và khách đường. Toà tháp này có gam màu đỏ, phần chóp tháp màu vàng cao vút trên nền trời - kiến trúc thường thấy trong đền chùa Nhật Bản.

Toà nhà tăng và khách đường có màu đỏ chủ đạo, bắt mắt, rất giống hình ảnh chùa chiền tại xứ Phù Tang

Video toà nhà tăng và khách đường của tu viện Khánh An, quận 12, TP HCM.

Ngoài ra, tu viện Khánh An còn là nơi thường xuyên tổ chức các khóa tu, thiền và nhận được sự quan tâm của đông đảo chư tăng, phật tử.

Một trong những khoá tu nổi bật nhất là "Sống thức tỉnh" và "Có mặt nhau". Mỗi khoá tu, thiền đều có hàng trăm hành giả, chư tăng, phật tử tham dự. Tu viện cũng là nơi tổ chức các buổi giao lưu, chia sẻ về kiến thức kinh nghiệm sống quý báu từ thầy Trụ trì Thích Trí Chơn và nhiều giảng sư khác.

Theo UBND quận 12 (TP.HCM), trước đây chùa Khánh An thuộc địa phận thôn An Lộc Đông, sau này sát nhập với thôn Hanh Phú thành xã An Phú Đông, quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định. Ngày nay, chùa Khánh An thuộc phường An Phú Đông, quận 12, TP.HCM.

Hình ảnh của Tu viện Khánh An ngày nay sau khi được trùng tu, sửa chữa. Ít ai biết điểm đầy ấn tượng này trước đây là căn cứ quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Ảnh M.Q

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nơi đây là một trong những căn cứ bí mật, nơi ẩn náu của các chiến sỹ cách mạng và cũng là nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử hào hùng.

Vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, ở Nam Kỳ có nhiều tổ chức bí mật chống thực dân Pháp được gọi là "Hội kín", "Thiên địa hội"…

Vùng An Lộc Đông có Thượng toạ Thích Trí Hiền (thế danh Lê Văn Phận) cũng tham gia tổ chức này. Thượng tọa Hiền được tặng một thửa đất rộng khoảng 80 sào (gần 4 ha) để xây dựng chùa Khánh An - nơi tập hợp những người yêu nước chống Pháp.

Sau khi xây dựng, ngôi chùa này được dân chúng trong vùng gọi là chùa Thầy Phận hay chùa Thầy Năm Phận.

Vào tháng 7/1939, tại chùa Khánh An đã diễn ra cuộc họp bầu Chi bộ Đảng đầu tiên với 9 Đảng viên Đảng Cộng Sản.

Sau một thời gian phát triển, Thầy Năm Phận cũng được kết nạp vào hàng ngũ này. Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng, phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức như tổ chức mít tinh đòi giảm sưu thuế, vạch rõ tội ác của thực dân Pháp, quan lại phong kiến, phản đối bắt thanh niên Việt Nam đi lính cho Pháp, khơi dậy lòng căm thù giặc, chuẩn bị cho ngày nổi dậy.

Clip: Tu viện nằm ở ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh, xung quanh là cây cối thoáng mát

Năm 2001, chùa được trùng tu lớn hơn và xây dựng lại mộ pháp Thầy Năm Phận. Đến nay, chùa Khánh An đã được xây mới hoàn toàn trong khuôn viên và đổi tên là tu viện Khánh An (theo Quyết định số 508/QĐ.THPG ngày 24/12/2010 của Ban trị sự Thành hội Phật giáo TP.HCM) do Thượng tọa Thích Trí Chơn trực tiếp quản lý.

Ngày 27/7/2007, tu viện Khánh An được UBND TP.HCM công nhận xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh cấp thành phố.

Tu viện Khánh An cũng trở thành địa điểm uy tín để chư tăng, phật tử đến tu tập, thiền tự hoặc du lịch văn hoá - lịch sử lẫn tâm linh. Không những thế, nơi đây còn trở thành địa điểm check-in lý tưởng cho giới trẻ, bởi vẻ đẹp cuốn hút hiếm có - một "Phù Tang" thu nhỏ ở ngoại ô Sài Gòn.

Hình ảnh tại một khoá tu của tu viện

Hàng năm, tu viện tổ chức nhiều khoá tu thu hút hàng trăm chư tăng, phật tử tham dự

Và đây cũng là địa điểm "sống ảo" của giới trẻ với hàng trăm góc hình xinh lung linh như đang ở đất nước mặt trời mọc

Đã xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia theo quyết định...

Di tích lịch sử - văn hóa Đình, Chùa Đại Áng – Xã Đại   Áng – huyện Thanh Trì – Thành phố Hà Nội.

Đã xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia theo quyết định 1728/VHQĐ ngày 02 tháng 10 năm 1991.

Thôn Đại Áng – Xã Đại Áng – Huyện Thanh Trì – Thành phố Hà Nội.

Xã Đại Áng thuộc huyện Thanh Trì - ở phía nam thành phố Hà Nội. Nói tới Đại Áng là nói tới một vùng đất văn hiến với hai đặc điểm nổi bật: là  vùng quê hiếu học, khoa bảng và nơi hội tụ đậm đặc các di tích lịch sử văn hoá

Về phương diện hành chính, các thôn làng Đại Áng từ xưa thuộc huyện Thanh Trì, nhưng về mặt địa lý, dân gian thường coi đây là cửa ngõ huyện Thanh Oai từ phía nam kinh thành Thăng Long xuống. ... là những làng rất cổ, được hình thành trước hoặc cùng với quá trình dựng nước của các vua Hùng. Việc thờ thần góp phần chứng minh tính cổ xưa của các làng trong xã. Ngoài địa thần (thần đất - làng Vĩnh Trung), thiên thần (làng Đám) - là những thần tối cổ gắn với tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp ruộng nước từ thủa sơ khai, còn có các vị nhân thần - các hoàng tử, công chúa, bộ tướng của các vua Hùng có công khai lập hoặc mở mang vùng đất  Đại Áng ngày nay.

Xã gồm có bốn thôn (làng cũ): Đại Áng, Nguyệt Áng, Vĩnh Trung, Vĩnh Thịnh. Theo các nhà sử học và dân tộc học, vùng đất Đại Áng được các lớp dân cư Việt cổ khai thác từ rất sớm, các làng có tên nôm gồm từ “Kẻ” đứng trước một từ nôm khác thường khó xác định được chính xác ngữ nghĩa như thôn Đại Áng có tên nôm là Kẻ Đảm hay làng Đám; Nguyệt Áng - Kẻ Nguyệt; Vĩnh Trung - Kẻ Vanh; Vĩnh Thịnh - Kẻ Bảo

Khu di tích lịch sử văn hóa Đình, Chùa Đại Áng thuộc thôn Đại Áng – Xã Đại Áng. Đình Đại Áng được xây dựng theo kiến trúc “nội công ngoại quốc” gồm nhà tiền tế, hai giải vũ bao quanh khu hậu cung. Quy mô và kiến trúc đình hiện nay được bảo lưu qua hai lần sửa chữa lớn vào đời Tự Đức: Tháng 01 năm Mậu Ngọ (tháng 12 năm 1858) và tháng chạp năm Kỷ Tỵ (đầu năm 1870). Theo lưu truyền dân gian và theo bài văn trên tấm bia tượng chân dung ở chùa Đại Áng thì khởi đầu, đình dựng ở khu vực Đồng Dền, sau lại chuyển về xóm Tương Bảo (hiện vẫn còn nền đình). Đến năm Long Đức thứ 3 (năm Giáp Dần, 1734) bà Nguyễn Thị Huy, hiệu diệu Lộc là người làng đã công đức tiền của dựng chùa; đồng thời vận động dân làng góp tiền của chuyển đình vào trong làng, tại vị trí hiện nay.

Đình Đại Áng ngoài Thiên quan bản thổ và Túc Trinh công chúa, còn thờ Quý Minh đại vương và Phùng Hưng (hay Bố Cái đại vương). Làng Đại Áng còn có phong tục đẹp là đêm giao thừa dân làng tập trung tế lễ, đón giao thừa tại đình sau đó sang chùa. Phong tục này có do năm 1789 khi Quang Trung đại phá quân Thanh thì một nhánh quân do đô đốc Bảo chỉ huy đêm 30 tết tập trung tại đình Đại Áng cùng các tướng lĩnh và dân làng làm lễ yết cáo các vị thần và được thần âm phù phá tan giặc, đồng thời dân làng còn góp người, góp của để quân Tây Sơn hạ thành Ngọc Hồi, Đống Đa. Sau khi thắng lợi đô đốc Bảo về làng tạ ơn thần và dân làng đồng thời tặng làng thanh kiếm của ông (theo lưu truyền hiện nay vẫn còn).

Hiện trong đình Đại Áng còn lưu 28 đạo sắc cho các vị thành hoàng; đạo sớm nhất vào năm Vĩnh Thọ thứ 3 (năm 1660), đạo muộn nhất vào năm Khải Định thứ 9 (năm 1924).

Chùa Đại Áng (còn được gọi là chùa Thiên Phúc, chùa Đám). Theo lưu truyền dân gian, chùa do Nguyên phi Ỷ Lan hưng công tạo dựng. Đến khoảng niên hiệu Long Đức (1732-1734) và Vĩnh Hựu (1735-1740), chùa được trùng tu và mở rộng như quy mô ngày nay. Chùa gồm tiền đường, thiêu hương, thượng điện. Chùa còn lưu giữ nhiều tượng phật có giá trị như: Tuyết Sơn, Di Lặc, Quan Âm Chuẩn đề, Cửu Long…trong đó tiêu biểu nhất: Tượng Cửu Long và tượng quan âm nghìn mắt nghìn tay. Ở tòa Cửu Long, ngoài 9 rồng phun nước và tắm cho Đức Phật ở chính giữa, xung quanh là lớp tượng nhỏ khác nhau đến với Phật. Với ý nguyện “từ, bi, hỉ, xả” cho mọi người được ấm no, hạnh phúc. Tượng quan âm nghìn tay nghìn mắt cao 4m rập lại mẫu tượng Quan âm tại chùa Bút tháp Bắc Ninh khá đẹp. Ngoài hệ thống tượng phật, chùa còn có hai tấm bia hậu quý. Một tấm dựng ngày tốt tháng 8 năm Giáp Dần niên hiệu Long Đức (năm 1734). Bài văn bia do Nguyễn Phổ, Đệ nhị giáp Tiến sĩ (Hoàng giáp) khoa Quý sử niên hiệu Long Đức (năm 1733), Cẩn sự lang, Hàn lâm viện Hiệu lý soạn. Nội dung văn bia nói về bà Nguyễn Thị Huy, hiệu diệu Lộc là người làng, cúng cho làng 3 mẫu ruộng, 1 khu ao và vườn rộng 1 sào 2 khẩu, 60 quan tiền để dựng chùa. Bia thứ 2 dựng ngày tốt tháng một năm đầu niên hiệu Vĩnh Hựu (năm Ất Mão, 1735).

Đình chùa Đại Áng được Bộ trưởng Bộ VHTT cấp bằng di tích lịch sử văn hóa số 1728 ngày 02 tháng 10 năm 1991.