Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành
Địa điểm và thời gian làm việc
Có địa chỉ tại số 33 Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tiểu học Trần Quốc Toản sở hữu vị trí đắc địa ngay giữa trung tâm lòng thành phố. Do đó, các bậc phụ huynh có thể dễ dàng đến trường và làm việc với các thầy cô. Tuy nhiên, cha mẹ cũng lên lưu ý về giờ làm việc chính thức của nhà trường. Lịch làm việc có thể thay đổi dựa vào các ngày nghỉ hoặc dịp lễ:
Phương thức và đối tượng tuyển sinh
Phương thức và đối tượng tuyển sinh
Thông chung về trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng
Chương trình chính khóa được nhà trường bố trí tổ chức dựa trên khung chương trình chuẩn mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Với 4 tiết học sáng, các em sẽ học bài mời theo sách giáo khoa. Còn với 3 tiết học chiều, học sinh được ôn luyện, củng cố kiến thức để nắm chắc hơn. Ngoài ra, khi đến gần những kỳ kiểm tra định kỳ, nhà trường cũng sẽ tạo điều kiện mở những lớp phụ đạo cho những em học kém, giúp các em theo kịp với bài giảng trên lớp cùng các bạn.
Song song với việc dạy học trên lớp, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa đa dạng và lý thú. Chương trình ngoại khóa có rất nhiều chủ đề và hình thức tổ chức khác nhau, ví dụ như: giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, giáo dục lòng nhân ái, hướng về truyền thống, cội nguồn dân tộc… Bằng cách thức này, học sinh vừa có thời gian vui chơi, giải trí cùng bạn bè thầy cô mà lại học tập và rèn luyện được rất nhiều kỹ năng, kiến thức bổ ích mới.
Kế hoạch tuyển sinh năm học mới 2021-2022 sẽ có chi tiết TẠI ĐÂY.
Giấy tờ cần có trong hồ sơ dự tuyển
Tổng quan, Trường Tiểu học Trần Quốc Toản Hoàn Kiếm là lựa chọn lý tưởng cho các em học sinh khi bắt đầu hành trình học tập ở lớp 1. Không chỉ là một môi trường học sáng tạo, thân thiện và năng động, trường còn mang đến cho học sinh những trải nghiệm mới mẻ và bổ ích. Đối với sự tin yêu không ngừng từ phụ huynh và học sinh nhiều thế hệ, Tiếng Anh trẻ em BingGo Leaders tin rằng đây là một ngôi trường tốt để cha mẹ gửi gắm con em của mình trong suốt quá trình phát triển và trau dồi.
Nhiều người cho rằng với lứa tuổi Tiểu học, cha mẹ không cần quá sát sao với việc học của con do lúc này chưa có kiến thức nào khó cả. Điều này là hoàn toàn sai. Quả thực đối với chúng ta, kiến thức Tiểu học không có gì khó nhưng với học sinh trong độ tuổi 6-11, đây là những tri thức đầu tiên các em được tiếp thu. Hơn nữa, sau khi vào bậc phổ thông, các em phải tiếp thu một chương trình học tập hoàn toàn mới. Điều này có thể làm con em bạn lo lắng, dẫn đến không theo kịp chương trình. Một môi trường học tập lý tưởng với phương pháp giảng dạy phù hợp sẽ là câu trả lời cho vấn đề này. Đó cũng chính là mục tiêu phát triển mà trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng hướng tới.
Giới thiệu đôi nét về trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng
Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng hiện đang nằm ở số 67 Đinh Tiên Hoàng, phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Tiền thân của Tiểu học Đinh Tiên Hoàng là trường Sơ cấp Đa Kao được thành lập từ năm 1920. Trải qua nhiều thế hệ học trò với các nhiệm kỳ hiệu trưởng khác nhau, Tiểu học Đinh Tiên Hoàng đã dần dần vươn lên cao trên con đường giáo dục của mình, chiếm được cảm tình của rất nhiều bậc phụ huynh.
Năm 2012, nhờ sự quan tâm của ban ngành các cấp, trường được xây mới lại với cơ sở vật chất rất khang trang, đầy đủ. Cùng với sự ủng hộ từ ban cha mẹ học sinh, nhà trường cũng tích cực nâng cấp môi trường học tập, ngày càng nỗ lực hoàn thiện mục tiêu mang đến khuôn viên xanh – sạch – đẹp cho các em.
Sứ mệnh của trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng là giáo dục mỗi học sinh trở thành công dân mẫu mực, hiểu biết, có đầy đủ các phẩm chất tốt. Đồng thời trường cũng là cái nôi chắp cánh cho những bước đầu tiên của ước mơ học sinh. Nhà trường hứa hẹn sẽ tạo ra điều kiện phát triển tốt nhất cho năng khiếu và đam mê của các em.
Với giá trị hoạt động đoàn kết – tự tin – hiểu biết, Tiểu học Đinh Tiên Hoàng không ngại khó khăn để tìm tòi những cái mới, nỗ lực đem đến chất lượng học tập tốt hơn cho các em.
Cơ sở vật chất của trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng
Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng với những dãy nhà có quy mô 4 tầng, tổng 36 phòng học thoáng mát. Mỗi phòng được trang bị đầy đủ thiết bị thông minh để phục vụ cho việc dạy và học. Lợi ích của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy là rất lớn. Chính vì thế mà nhà trường rất tích cực đầu tư thêm cơ sở vật chất.
Trường có phòng Tin học với dàn máy tính để bàn hiện đại và cao cấp. Học sinh sẽ có những tiết thực hành thường xuyên tại đây mà không cần tách lớp vì thiếu máy nữa.
Ngoài ra, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng còn có thư viện rất đẹp. Ở đây có vô vàn những đầu sách mới, truyện tranh… cho học sinh thoải mái học tập và giải trí. Không gian thư viện được trang trí bắt mắt với nhiều màu sắc và hình vẽ.
Đặc biệt hơn, nhà trường còn trang bị thêm cả phòng Âm nhạc với hơn 10 bộ đàn organ cùng rất nhiều loại nhạc cụ khác. Đây là nơi học sinh học tiết Âm nhạc trong chương trình chính khóa và sinh hoạt câu lạc bộ âm nhạc, tập luyện văn nghệ cho những dịp đặc biệt.
Không gian chung của trường đều rất sạch sẽ. Hằng ngày nhân viên phụ trách vệ sinh sẽ lau dọn 2 lần, đảm bảo không gian sinh hoạt của các em luôn thoáng mát, sạch đẹp. Phòng WC của trường được đầu tư thiết kế theo tiêu chuẩn nhà vệ sinh học đường mà Bộ GD và ĐT công bố, đảm bảo an toàn vệ sinh khi học sinh sử dụng.
Từ năm 2019 đến nay, Tiểu học Đinh Tiên Hoàng có tổng cộng 109 giáo viên – cán bộ. Đội ngũ giáo viên đều có bằng sư phạm chính quy và vượt qua kỳ thi tuyển gắt gao của nhà trường. Và hơn hết, tập thể giáo viên đều có lòng nhiệt huyết, sự tận tâm với nghề. Bằng tinh thần đoàn kết, không ngại khó khăn, các thầy cô cùng nhà trường đã đem về rất nhiều thành tích và giải thưởng giáo dục lớn. Mỗi cá nhân đều hết lòng vì học sinh, chăm sóc các em kỹ càng từ bữa ăn, giấc ngủ đến việc học hành.
Nhiệm vụ “trồng người” chưa bao giờ là dễ dàng nhưng may mắn thay, Tiểu học Đinh Tiên Hoàng lại có một đội ngũ giáo viên tuyệt vời với lòng yêu nghề, mến trẻ chưa bao giờ giảm sút. Chính vì vậy mà chất lượng giáo dục của trường ngày càng cao lên và chiếm được rất nhiều sự tin tưởng của các bậc phụ huynh đang cho con theo học tại đây.
Để tiết kiệm thời gian cho các con, nhiều bậc cha mẹ chọn hình thức bán trú tại trường để trẻ được nghỉ ngơi, ăn uống thoải mái. Vì thế mà trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng Q1 cũng hết sức tạo điều kiện bán trú tốt nhất cho các em. Nhà trường đã có rất nhiều đầu tư vào cơ sở vật chất cũng như nhân lực phục vụ cho bếp ăn hằng ngày.
Nhà trường luôn đưa yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm lên hàng đầu. Vào đầu năm học, Tiểu học Đinh Tiên Hoàng sẽ ký các hợp đồng mua thịt, cá, rau, sữa, đậu … với các cơ sở uy tín. Bên cạnh đó, trong quá trình nấu nướng, đầu bếp tuyệt đối không dùng các loại phụ gia thực phẩm, phẩm màu, chất ngọt tổng hợp có hại vào thức ăn mà không có trong danh mục Bộ y tế cho phép.
Đội ngũ các nhân viên nấu ăn có kinh nghiệm dày dặn, nhanh chóng mang đến bữa ăn nóng hổi sau tiết học sáng cho học sinh. Nhà thường xuyên thay đổi thực đơn, món ăn theo mùa để các học sinh ăn ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực đơn được đăng tải trên website để phụ huynh có thể giám sát bữa ăn của con em mình.
Không hề quá lời khi nói rằng trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng quận 1 là nơi lý tưởng để cho con em bạn theo học. Với hệ thống giáo dục hiện đại và thông minh, học sinh sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức học tập nhưng vẫn đảm bảo tiếp thu đủ kiến thức cần thiết. Quý phụ huynh hãy nhanh chóng đăng ký cho con em mình học tại đây trong năm học mới này nhé!
Chương trình “Ánh sáng tri thức” – Bước tiến mới trong việc phát triển văn hóa đọc tại Trường Tiểu học Thông Bình 1
Quyết định về việc ban hành Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg ngày 11/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội;
Căn cứ Quyết định số 22/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 11 tháng 7 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường Tiểu học;
Căn cứ Quyết định số 43/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/11/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình Tiểu học;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học,
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Quyết định này thay thế cho Quyết định số 29/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 01/9/2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định tạm thời về đánh giá, xếp loại học sinh lớp 1, 2, 3. Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Các ông (Bà) Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
QUY ĐỊNH Đánh giá và xếp loại học sinh Tiểu học
(Ban hành kèm theo Quyết định số 30/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 30- 9- 2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Văn bản này quy định việc đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học, bao gồm: đánh giá và xếp loại hạnh kiểm; đánh giá và xếp loại học lực; sử dụng kết quả đánh giá và xếp loại; trách nhiệm của hiệu trưởng, giáo viên và học sinh trong việc đánh giá và xếp loại.
Điều 2. Mục đích đánh giá và xếp loại
1. Góp phần thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình và các mặt hoạt động giáo dục.
2. Góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo, tự tin cho học sinh tiểu học.
3. Khuyến khích học sinh học tập liên tục đảm bảo sự công bằng trong giáo dục đối với tất cả trẻ em trong độ tuổi giáo dục tiểu học.
Điều 3. Nguyên tắc đánh giá và xếp loại
1. Kết hợp đánh giá định lượng và định tính trong đánh giá và xếp loại.
2. Thực hiện công khai, công bằng, khách quan, chính xác và toàn diện.
3. Coi trọng việc động viên, khuyến khích sự tiến bộ của học sinh.
4. Phát huy tính năng động, sáng tạo, khả năng tự học, tự đánh giá của học sinh; xây dựng niềm tin, rèn luyện đạo đức theo truyền thống Việt Nam.
Chương IIĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI HẠNH KIỂM
Học sinh được đánh giá về hạnh kiểm theo kết quả thực hiện bốn nhiệm vụ của học sinh tiểu học được quy định cụ thể như sau:
1. Biết vâng lời thầy giáo, cô giáo; lễ phép trong giao tiếp hàng ngày; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè.
2. Thực hiện nội quy nhà trường; đi học đều và đúng giờ; tích cực tham gia các hoạt động học tập; giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập.
3. Giữ gìn vệ sinh cá nhân; đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ; ăn uống hợp vệ sinh.
4. Tham gia các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ lên lớp của trường, của lớp; giữ gìn, bảo vệ tài sản của trường, lớp và nơi công cộng; bước đầu biết giữ gìn và bảo vệ môi trường, thực hiện các quy tắc về an toàn giao thông và trật tự xã hội.
1. Học sinh thực hiện đầy đủ bốn nhiệm vụ của học sinh tiểu học theo quy định đánh giá bằng nhận xét được ghi là thực hiện đầy đủ (Đ).
2. Học sinh chưa thực hiện đầy đủ bốn nhiệm vụ của học sinh tiểu học theo quy định đánh giá bằng nhận xét được ghi là chưa thực hiện đầy đủ (CĐ).
3. Giáo viên ghi nhận xét cụ thể những điểm mà học sinh chưa thực hiện được vào sổ theo dõi của giáo viên để có kế hoạch giúp đỡ và động viên học sinh tự tin trong rèn luyện. Giáo viên có thể gặp riêng cha mẹ học sinh để bàn bạc, trao đổi thống nhất các biện pháp phối hợp giáo dục học sinh.
Học sinh được đánh giá hạnh kiểm vào cuối học kỳ I và cuối năm học. Đánh giá là hoạt động thường xuyên của giáo viên, giáo viên cần chú ý đến quá trình tiến bộ của học sinh. Đánh giá cuối năm là quan trọng nhất.
Chương IIIĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI HỌC LỰC
1. Các môn học đánh giá bằng điểm số gồm: Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử và Địa lý, Tiếng nước ngoài, Tiếng dân tộc, Tin học và các nội dung tự chọn.
2. Các môn học đánh giá bằng điểm số cho điểm từ 1 đến 10, không cho điểm 0 và điểm thập phân ở các lần kiểm tra.
1. Các môn học đánh giá bằng nhận xét gồm:
a) Ở các lớp 1, 2, 3: Đạo đức, Thể dục, Tự nhiên và Xã hội, Nghệ thuật.
b) Ở các lớp 4, 5: Đạo đức, Thể dục, Âm nhạc, Mỹ thuật, Kỹ thuật.
2. Các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá theo hai mức:
a) Loại Hoàn thành (A) : đạt được yêu cầu cơ bản về kiến thức và kỹ năng của môn học, đạt được từ 50% số nhận xét trở lên trong từng học kỳ hay cả năm học. Những học sinh đạt loại Hoàn thành nhưng có biểu hiện rõ về năng lực học tập môn học, đạt 100% số nhận xét trong từng học kỳ hay cả năm học được giáo viên đánh giá là Hoàn thành tốt (A+) và ghi nhận xét cụ thể trong học bạ để nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng.
b) Loại Chưa hoàn thành (B): chưa đạt những yêu cầu theo quy định, đạt dưới 50% số nhận xét trong từng học kỳ hay cả năm học.
Việc đánh giá bằng nhận xét cần nhẹ nhàng, không tạo áp lực cho cả giáo viên và học sinh. Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét cần quan niệm là sự khơi dậy tiềm năng học tập của học sinh.
1. Việc đánh giá thường xuyên được thực hiện ở tất cả các tiết học theo quy định của chương trình nhằm mục đích theo dõi, động viên, khuyến khích hay nhắc nhở học sinh học tập tiến bộ, đồng thời để giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp, điều chỉnh hoạt động giảng dạy, hoạt động giáo dục nhằm đạt hiệu quả thiết thực.
2. Việc đánh giá thường xuyên được tiến hành dưới các hình thức kiểm tra thường xuyên (KTTX), gồm: kiểm tra miệng, quan sát học sinh học tập hoặc hoạt động, bài tập thực hành, kiểm tra viết (dưới 20 phút).
3. Số lần KTTX tối thiểu cho các môn học trong một tháng như sau:
c) Môn Khoa học, các môn học và nội dung tự chọn khác có 1 lần;
d) Môn Lịch sử và Địa lý, mỗi phân môn có 1 lần;
e) Các môn (phân môn) còn lại thực hiện theo quy định đánh giá bằng nhận xét được hướng dẫn cụ thể tại Sổ theo dõi kết quả kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học.
1. Việc đánh giá định kỳ kết quả học tập của học sinh được tiến hành sau từng giai đoạn học tập (giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II, cuối học kỳ II). Đánh giá định kỳ nhằm mục đích cung cấp thông tin cho các cấp quản lý chỉ đạo để quản lý quá trình học tập của học sinh và giảng dạy của giáo viên.
2. Việc đánh giá định kỳ được tiến hành dưới các hình thức kiểm tra định kỳ (KTĐK), gồm:
a) Kiểm tra miệng, quan sát học sinh học tập hoặc hoạt động, bài tập thực hành đối với các môn đánh giá bằng nhận xét;
b) Kiểm tra viết bằng hình thức trắc nghiệm, tự luận trong thời gian 1 tiết đối với các môn đánh giá bằng điểm số.
3. Số lần kiểm tra định kỳ cho các môn học như sau:
a) Môn Tiếng Việt, môn Toán mỗi năm học có 4 lần KTĐK vào giữa học kỳ I (GKI), cuối học kỳ I (CKI), giữa học kỳ II (GKII) và cuối học kỳ II (CKII) ;
b) Môn Khoa học, môn Lịch sử và Địa lý các môn học và nội dung tự chọn khác mỗi năm học có 2 lần KTĐK vào CKI và CKII;
c) Các môn (phân môn) còn lại thực hiện theo quy định đánh giá bằng nhận xét (được hướng dẫn cụ thể tại Sổ theo dõi kết quả kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học) ;
d) Trường hợp học sinh có kết quả KTĐK bất thường so với kết quả học tập hàng ngày hoặc không đủ số điểm KTĐK đều được bố trí cho làm bài kiểm tra lại để có căn cứ đánh giá về học lực môn và xét khen thưởng.
Điều 11. Đánh giá và xếp loại học lực về từng môn học
Học sinh được xếp loại học lực môn học kỳ I (HLM.KI), học lực môn học kỳ II (HLM.KII) và học lực môn cả năm (HLM.N) ở tất cả các môn học.
1. Đối với các môn được đánh giá bằng điểm số
+ Điểm HLM.KI là trung bình cộng của điểm KTĐK.GKI và điểm KTĐK.CKI.
+ Điểm HLM.KII là trung bình cộng của điểm KTĐK.GKII và điểm KTĐK.CKII.
+ Điểm HLM.N là trung bình cộng của HLM.KI và HLM.KII.
- Môn Khoa học, môn Lịch sử và Địa lý, các môn học và nội dung tự chọn khác:
+ Điểm HLM. KI chính là điểm KTĐK. CKI.
+ Điểm HLM. KII chính là điểm KTĐK. CKII.
+ Điểm HLM.N là trung bình cộng của HLM.KI và HLM.KII.
- Loại Giỏi: điểm học lực môn đạt từ 9 đến 10.
- Loại Khá: điểm học lực môn đạt từ 7 đến dưới 9.
- Loại Trung bình: điểm học lực môn đạt từ 5 đến dưới 7.
- Loại Yếu: điểm học lực môn đạt dưới 5.
2. Đối với các môn được đánh giá bằng nhận xét
- HLM.KI chính là kết quả đánh giá dựa trên các nhận xét đạt được trong học kỳ I.
- HLM.KII chính là kết quả đánh giá dựa trên các nhận xét đạt được trong cả năm.
a) Môn Tiếng Việt: mỗi lần KTĐK môn Tiếng Việt có 2 bài kiểm tra: Đọc, Viết. Điểm của 2 bài kiểm tra này được quy về 1 điểm chung là trung bình cộng điểm của 2 bài (làm tròn 0,5 thành 1) ;
b) Môn Lịch sử và Địa lý: mỗi lần KTĐK môn Lịch sử và Địa lý có 2 bài kiểm tra: Lịch sử, Địa lý. Điểm của hai bài kiểm tra này được quy về một điểm chung là trung bình cộng của 2 bài (làm tròn 0,5 thành 1).
2. Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn:
a) Đối với học sinh khuyết tật, tất cả các bài kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ được lưu giữ thành hồ sơ học tập của học sinh. Học sinh khuyết tật học hòa nhập được đánh giá ở những môn học mà học sinh có khả năng theo học bình thường. Các môn học khác chỉ yêu cầu đánh giá dựa trên sự tiến bộ của chính học sinh;
b) Đối với học sinh lang thang cơ nhỡ ở các lớp tình thương có điều kiện chuyển sang lớp chính quy được tổ chức kiểm tra hai môn Toán, Tiếng Việt. Điểm trung bình của hai môn Toán, Tiếng Việt đạt 5 trở lên, không có điểm dưới 4 được xếp vào lớp học phù hợp hoặc được xác nhận học hết chương trình tiểu học.
Chương IVSỬ DỤNG KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
1. Những học sinh có điểm KTĐK.CKII của tất cả các môn học được đánh giá bằng điểm số đạt từ 5 trở lên và HLM.N của các môn (phân môn) đánh giá bằng nhận xét đạt loại Hoàn thành (A) trở lên được lên lớp thẳng.
2. Những học sinh có điểm KTĐK. CKII dưới 5 theo đánh giá bằng điểm số phải kiểm tra lại; nếu điểm trung bình cộng các môn kiểm tra lại đạt 5 trở lên (làm tròn 0,5 thành 1), trong đó không có môn dưới điểm 4 thì được lên lớp.
Mỗi học sinh có quyền được ôn tập và kiểm tra lại nhiều nhất là 3 lần/1 môn học được đánh giá bằng điểm số vào thời điểm cuối năm học hoặc sau hè. Hiệu trưởng có trách nhiệm yêu cầu giáo viên hướng dẫn và tổ chức ôn tập cho học sinh yếu đạt được yêu cầu của mỗi môn học.
Những học sinh xếp loại HLM.KI loại Chưa hoàn thành (B) theo đánh giá bằng nhận xét, cần được giáo viên giúp đỡ ngay trong thời gian học kỳ 2 để đạt mức HLM.KII và HLM.N loại Hoàn thành (A).
3. Điểm HLM.N của các môn học Tiếng nước ngoài, Tiếng dân tộc, Tin học và các nội dung tự chọn khác được dùng để khen thưởng, động viên học sinh, không tham gia xét lên lớp.
1. Xét khen thưởng cho những học sinh được lên lớp thẳng theo các mức sau:
a) Khen thưởng danh hiệu Học sinh Giỏi cho những học sinh được nhận xét thực hiện đầy đủ bốn nhiệm vụ của học sinh và điểm HLM.N của các môn học: Toán, Tiếng Việt (ở lớp 1, 2, 3) ; Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử và Địa lý (ở lớp 4, 5) đạt loại Giỏi, điểm HLM.N của các môn (phân môn) đánh giá bằng nhận xét đạt loại Hoàn thành (A);
b) Khen thưởng danh hiệu học sinh Tiên tiến cho những học sinh được nhận xét thực hiện đầy đủ bốn nhiệm vụ của học sinh và điểm HLM.N của một trong các môn đánh giá bằng điểm số đạt loại Giỏi, các môn còn lại đạt loại Khá trở lên, các môn (phân môn) đánh giá bằng nhận xét đạt HLM.N loại Hoàn thành (A).
2. Xét khen thưởng thành tích từng môn học, từng mặt cho các học sinh chưa đạt các danh hiệu trên theo các mức sau?
a) Khen thưởng cho những học sinh đạt HLM.N của từng môn học đạt loại Giỏi;
b) Khen thưởng cho những học sinh có tiến bộ từng mặt trong học tập, rèn luyện nói chung (đặc biệt là đối với học sinh khuyết tật).
Chương VTRÁCH NHIỆM CỦA HIỆU TRƯỞNG, GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH TRONG ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
Điều 15. Trách nhiệm của hiệu trưởng
1. Tổ chức, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các quy định về đánh giá xếp loại học sinh của giáo viên phụ trách lớp.
2. Duyệt kết quả đánh giá, nhận xét, xếp loại cuối học kỳ I, cuối năm học của các lớp và chỉ đạo việc xét cho học sinh lên lớp hay kiểm tra lại. Ký tên xác nhận kết quả ở học bạ sau khi năm học kết thúc.
3. Tiếp nhận và giải quyết các ý kiến của học sinh, khiếu nại của cha mẹ hoặc người giám hộ về đánh giá, nhận xét, xếp loại theo phạm vi và quyền hạn của mình. Thời gian trả lời khiếu nại chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại.
4. Tổ chức và quản lý các hồ sơ về nhận xét đánh giá, xếp loại học sinh. Quản lý các bài kiểm tra định kỳ của học sinh trong suốt 5 năm ở cấp tiểu học.
5. Cùng tập thể sư phạm quyết định về số học sinh tiêu biểu được lựa chọn từ số học sinh giỏi của trường, trên cơ sở xét tổng hợp nhiều mặt giáo dục, rèn luyện và các hoạt động khác.
Điều 16. Trách nhiệm của giáo viên phụ trách lớp
1. Chịu trách nhiệm chính trong việc đánh giá, xếp loại học sinh theo quy định.
2. Thông báo kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm, xếp loại học lực của từng học sinh cho cha mẹ hoặc người giám hộ và ghi đủ vào các loại hồ sơ quản lý học sinh theo quy định. Không thông báo trước lớp và trong cuộc họp cha mẹ học sinh những điểm chưa tốt của từng học sinh.
3. Hoàn thành hồ sơ về đánh giá xếp loại học sinh, lưu giữ bài kiểm tra học kỳ, bài kiểm tra thường xuyên của học sinh khuyết tật, bàn giao kết quả học tập và rèn luyện của từng học sinh cho giáo viên phụ trách lớp kế tiếp.
Điều 17. Trách nhiệm và quyền lợi của học sinh
1. Thực hiện tốt các nhiệm vụ quy định trong Điều lệ trường tiểu học, ban hành theo Quyết định số 22/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 11 tháng 7 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; tiếp thu sự giáo dục của nhà trường để luôn tiến bộ.
2. Có quyền nêu ý kiến và nhận được sự giải thích, hướng dẫn của giáo viên phụ trách lớp, của Hiệu trưởng nhà trường khi thấy mình chưa được đánh giá, nhận xét, xếp loại chính xác, công bằng.