Hiện nay, thị trường Việt Nam quy mô hơn 96 triệu dân, trong khi thu nhập đầu người đang ngày càng tăng, người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn và sử dụng thực phẩm sạch, có thân thiện với môi trường. Họ sẵn sàng chi trả mức giá cao hơn để sử dụng thực phẩm đảm bảo cho sức khỏe. Bởi vậy, Công nghệ thực phẩm đang là một ngành học có triển vọng việc làm rộng mở tại các công ty trong và ngoài nước. Sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – ĐH Bách khoa Đà Nẵng hoàn toàn có thể ứng tuyển vào các vị trí:
Ngành Kỹ thuật xây dựng của Đại học Bách Khoa ĐHQG TPHCM có gì?
Khoa Kỹ thuật xây dựng là một trong những khoa lâu đời nhất của Đại học Bách Khoa tuy nhiên chương trình đào tạo không hề lỗi thời so với những trường trẻ tuổi hiện nay. Khoa luôn tự hào là nơi đi đầu về tính cập nhật trong công tác đào tạo. Chẳng hạn như là một trong những trường đầu tiên đào tạo theo hình thức tín chỉ từ những năm 1993, đi tiên phong trong việc đào tạo theo tiêu chuẩn CDIO và được kiểm định theo tiêu chuẩn AUN-QA,…
Khoa Kỹ thuật xây dựng là một trong những khoa lâu đời nhất của HCMUT
Ngành Kỹ thuật xây dựng của HCMUT thực tế gồm 7 ngành tuyển sinh chung cùng một mã ngành 115: Kỹ thuật xây dựng, Kỹ thuật công trình xây dựng giao thông, Kỹ thuật xây dựng công trình biển, Kỹ thuật xây dựng công trình thủy, Kỹ thuật Cơ sở hạ tầng, Công nghệ kỹ thuật Vật liệu xây dựng, Kỹ thuật trắc địa – bản đồ. Sau 2 học kỳ đầu tiên, khoa sẽ tiến hành phân ngành dựa theo học lực và nguyện vọng của sinh viên.
Tại Đại học Bách Khoa, chương trình đào tạo luôn chú trọng đến kỹ năng thực hành. Các bạn có thực hành các môn học, công tác thiết kế (công việc chính của một kỹ sư). Khoa luôn có đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho mọi vấn thực hành của sinh viên như: thực hành vật liệu xây dựng, vật liệu cầu đường, khả năng chịu tải,… Việc thường xuyên làm đồ án môn học sẽ là cơ hội cho sinh viên thực hành về thiết kế.
Một vấn đề quan trọng đối với sinh viên Kỹ thuật xây dựng là thực tập. Sinh viên Bách khoa có 2 đợt thực tập chính. Thứ nhất là thực tập nhận thức ngành vào năm thứ 2 giúp sinh viên hiểu rõ về ngành nghề mình học, là bước đệm để học các môn chuyên ngành. Tiếp đó là thực tập tốt nghiệp trước khi làm đồ án tốt nghiệp. Điểm đặc biệt tại HCMUT là trong hội đồng đánh giá đồ án tốt nghiệp sẽ có ít nhất một thành viên đến từ doanh nghiệp bên ngoài trường, đảm bảo tính thực tế của đồ án, giúp các kỹ sư tương lai thích nghi nhanh hơn khi làm việc thực tế.
Cùng với các môn học trên giảng đường, trường Đại học Bách Khoa ĐHQG TPHCM cũng trang bị cho sinh viên các kiến thức thực tế thông qua các buổi seminar chia sẻ kinh nghiệm của doanh nghiệp lớn, ngày hội việc làm, các đợt thực tập tại công ty, công trình thực tế (tuyến Metro số 1, tòa nhà Landmark 81,…),… Sinh viên Bách Khoa luôn được tiếp cận với dự án thực tế, nhờ đó có thể làm việc tốt ngay khi vừa tốt nghiệp.
Sinh viên Kỹ thuật xây dựng luôn cháy hết mình với các hoạt động ngoại khóa
Về học bổng, bên cạnh các nguồn học bổng chung của trường, khoa Kỹ thuật xây dựng còn có nhiều nguồn học bổng khác như: hội cựu sinh viên khoa Xây Dựng, học bổng của doanh nghiệp đối tác,… hơn nữa, nếu sinh viên thực tập tốt nghiệp tại doanh nghiệp đối tác của trường, bạn sẽ được trả lương và được làm việc giống như một kỹ sư tại doanh nghiệp đó.
Cơ hội việc làm cho sinh viên Kỹ thuật xây dựng
Các kỹ sư Xây dựng sau khi tốt nghiệp từ HCMUT luôn nhận được sự quan tâm cao từ các nhà tuyển dụng. Thực tế, các kỹ sư Xây Dựng của Bách Khoa đã đạt được rất nhiều thành công trong nhiều lĩnh vực như thiết kế, quản lý thi công, thi công,… và hiện đang nắm giữ rất nhiều các vị trí chủ chốt trong các Doanh nghiệp trong và ngoài nước, các cơ quan nhà nước cũng như trong các Trường Đại Học.
Cơ hội nghề nghiệp bao gồm các công việc về thiết kế, thẩm tra thiết kế, quản lý thi công, thi công, quản lý dự án xây dựng, khảo sát và kiểm định công trình, hoặc tiếp tục học ở các bậc học cao hơn để trở thành các cán bộ nghiên cứu và giảng viên cho các Đại Học trong nước và Quốc tế.
Các doanh nghiệp thường tuyển dụng các kỹ sư Xây Dựng của HCMUT bao gồm những doanh nghiệp lớn nhất trong thị trường Xây Dựng hiện thời như: Cofico, Coteccons, Unicons, các Tổng Công ty Xây dựng lớn của nhà nước…; các doanh nghiệp nước ngoài như: Apave, Aurecon, CPG, Bachy Soletanche, Meinhardt, Arup…
Trên đây là những thông tin cần biết về ngành Kỹ thuật xây dựng của trường Đại học Bách Khoa ĐHQG TPHCM. Nếu bạn muốn tìm một ngôi trường có truyền thống lâu đời, chương trình đào tạo chất lượng, học đi đôi với hành thì đây chính là lựa chọn hoàn hảo cho bạn.
Review ngành Kỹ thuật xây dựng trường Đại học Bách Khoa ĐHQG TPHCM (HCMUT): Gừng càng già càng cay!
Nhiều người cho rằng, ngành Kỹ thuật xây dựng đã nổi lên từ rất lâu và đang đến giai đoạn “thoái trào”. Tuy nhiên, chuyện này không xảy ra với những trường học uy tín như Đại học Bách Khoa TPHCM bởi chương trình đào tạo lâu đời, thường xuyên được cập nhật phù hợp với xu hướng, trang thiết bị tiến tiến,…. và rất nhiều ưu điểm khác. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến ngành này, hãy cùng Hocmai.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu ngành Kỹ thuật xây dựng tại HCMUT
Tổng quan ngành Công nghệ thực phẩm
Công nghệ thực phẩm có tên tiếng Anh là Food Technology. Đây là một ngành chuyên nghiên cứu về lĩnh vực chế biến nông sản và bảo quản. Ngành học có ứng dụng thực tiễn cao trong đời sống con người, đặc biệt trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, ăn, uống… Ngành học được mở ra với mục đích nghiên cứu các phương pháp, các công nghệ hiện đại để tối ưu hóa dinh dưỡng trong sinh hoạt, nâng cao giá trị cuộc sống của con người.
Ngành Công nghệ thực phẩm tập trung đào tạo các kiến thức về sinh học; hóa học,vệ sinh an toàn thực phẩm; đánh giá chất lượng thực phẩm; nguyên liệu chế biến và quy trình phân tích, phương pháp chế biến thực phẩm… Nghiên cứu, sáng tạo và vận hành các dây chuyền sản xuất thực phẩm hiện đại; quản lý và điều hành sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm.
Ngoài ra, các bạn sẽ được học chuyên sâu về công nghệ đông lạnh thủy sản, công nghệ chế biến thịt cá, bảo quản và chế biến lương thực, công nghệ chế biến đường và đồ uống, công nghệ chế biến sữa và chất béo thực phẩm, …
Bên cạnh đó, sinh viên được thường xuyên thực hành trong phòng thí nghiệm, tập làm quen với công việc phân tích thực phẩm, đánh giá mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hiện các quy trình công nghệ chế biến, sản xuất, bảo quản thực phẩm.
Đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm tại Đại học Bách khoa Đà Nẵng (DUT)
Tại ĐH Bách khoa Đà Nẵng, Công nghệ thực phẩm- thuộc khoa Hóa được thành lập từ năm 1978, gắn liền với sứ mệnh của Nhà trường, đó là trở thành trung tâm đào tạo số 1 khu vực Miền Trung – Tây Nguyên về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ thực phẩm, đồng thời hướng tới tiếp cận, mở rộng trình độ cùng với các nước trong khu vực và thế giới.
Đội ngũ giảng viên chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – DUT đều là các GS, TS, cựu sinh viên có kinh nghiệm nghiên cứu trong lĩnh vực và từng được đào tạo, tốt nghiệp từ các trường đại học đào tạo về Khoa học và Công nghệ thực phẩm nổi tiếng trong nước và quốc tế như: CH Dân chủ Đức (cũ), Liên Xô (cũ), Cộng Hòa Pháp, Ru-ma-ni. Không chỉ vậy, đội ngũ giảng viên chuyên ngành tại DUT cũng không ngừng trau dồi, tiếp cận thêm nguồn kiến thức mới. Nhà trường thường xuyên triển khai các chương trình trao đổi để các thầy cô được đào tạo, trau dồi thêm với các trường đại học quốc tế như: Úc, Nhật Bản, Pháp, Tiệp Khắc, Đài Loan, Nga,…
Khi mà nền kinh tế hội nhập đang cần nhiều nguồn nhân lực cho ngành Công nghệ thực phẩm, đặc biệt là nhu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao. Nắm bắt được tình hình đó, ĐH Bách khoa Đà Nẵng đã thiết kế và nâng cao chương trình đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm theo chuẩn quốc tế. Bắt đầu từ khóa tuyển sinh năm học 2020, DUT chuyển sang đào tạo chuyên ngành Công nghệ thực phẩm lên hệ Chất lượng cao (CLC). Mục đích hướng tới trang bị đầy đủ kiến thức cập nhật, giúp cho sinh viên được tiếp cận và đón đầu xu hướng nền công nghiệp chế biến thực phẩm trên thế giới. Cùng với đó, cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy và nghiên cứu ngành Công nghệ thực phẩm được Nhà trường nâng cấp thường xuyên, bao gồm: Phòng thí nghiệm Hóa sinh, Phòng thí nghiệm Vi sinh, Phòng thí nghiệm Đánh giá cảm quan, Phòng thí nghiệm Công nghệ thực phẩm, và Xưởng Công nghệ thực phẩm.
Chương trình đào tạo được thiết kế theo hình thức phân bổ giờ học lý thuyết song song với giờ học thực hành. Bởi vậy, số giờ học lý thuyết của sinh viên ngành khóa thực tập thực tế tại khu công nghiệp; các nhà máy, các dự án nghiên cứu từ 3-6 tháng trong nước. Thậm chí, các bạn cũng có cơ hội tham gia các chương trình trao đổi, thực tập ở các doanh nghiệp nước ngoài, quốc tế đang rất phát triển nền công nghệ chế biến thực phẩm như Nhật Bản, Pháp, Thái Lan.
Sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm – DUT thực hành tại phòng thí nghiệm