Vật lý (từ tiếng Hy Lạp cổ đại φύσις physis có nghĩa "tự nhiên") là chi nhánh cơ bản của khoa học, phát triển từ những nghiên cứu về tự nhiên và triết học nổi tiếng, và cho đến cuối thế kỷ thứ 19 vẫn coi là "triết học tự nhiên" (natural philosophy). Ngày nay, vật lý được xác định là môn khoa học nghiên cứu về vật chất, năng lượng và mối quan hệ giữa chúng.
Cơ hội việc làm sau khi hoàn thành giai đoạn thực tập trong lĩnh vực này là như thế nào?
Nhiều công ty có chính sách tiếp nhận các Thực Tập Sinh xuất sắc vào làm việc chính thức sau khi kết thúc giai đoạn thực tập. Ngay cả khi không tiếp tục ở lại công ty đó, kinh nghiệm bạn tích lũy được sẽ là điểm cộng giúp bạn dễ dàng tìm kiếm các cơ hội khác trong ngành Nhân Sự.
Hậu bán thế kỷ 18 là một trong những giai đoạn rối ren nhất trong lịch sử dân tộc Việt. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, biến cố tàn Lê, mạt Trịnh, sự phục hồi mạnh mẽ của họ Nguyễn ở Đàng Trong là bối cảnh xuất hiện của những cá nhân xuất chúng, một lòng một dạ phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân mình. Trong đó, Nguyễn Cư Trinh là một ngôi sao lớn mà tài năng và đức độ của ông đã được lịch sử ghi nhận.
Tìm hiểu lịch sử của nhân vật Nguyễn Cư Trinh qua bộ sách vừa được Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Hà Nội cho ra mắt công chúng “Quốc Sử Quán qua châu bản triều Nguyễn”, chúng ta càng hiểu về ông và đặc biệt hiểu thêm về cách thức từ chuẩn bị tư liệu cho đến việc viết sử của Vương triều Nguyễn được quan tâm như thế nào. Nhà vua tuy bận trăm công nghìn việc nhưng vẫn có những chỉ đạo, những yêu cầu khắt khe trong suốt quá trình viết sử của các Sử quan.
Cụ thể, năm Thiệu Trị thứ 5 (1845), bản tấu ngày mùng 8 tháng 9 của Bộ Lại về việc trách phạt Sử quan (trong Quốc Sử Quán) vì sơ suất không chép sự trạng công thần Nguyễn Cư Trinh đi kinh lý Chân Lạp[1].
Năm 1845 là thời điểm Nguyễn Cư Trinh đã mất được gần 80 năm. Vương triều Nguyễn cũng vừa trải qua những biến động rung lắc đến tận gốc rễ: Chiến tranh Nam-Bắc của Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn, dẹp loạn tiếm quyền của Trương Phúc Loan và nặng nề nhất là phải chống chọi với phong trào nổi dậy của nhà Tây Sơn ở Quy Nhơn... Vậy mà khi bình định được đất nước, thống nhất mọi vùng lãnh thổ về một mối, các Vua Triều Nguyễn đã không quên chăm lo đến việc chép những câu chuyện lịch sử để lại cho đời sau.
Đây là bản Tấu của Bộ Lại gửi trình phúc đáp câu hỏi của vua Thiệu Trị[2] bản Tấu có nội dung:
"Bộ Lại kính cẩn tâu: Tuân theo chỉ sức hỏi duyên do cung kính làm tập tâu trình đầy đủ chờ chỉ. Hôm qua nhận được tờ trích lục của Nội các trình bày: Chúng thần Sử quán vâng sắc cứu xét tường tận sự trạng công thần Nguyễn Cư Trinh kinh lý ở Chân Lạp làm phiến trình bày đầy đủ tiến trình. Kính vâng châu phê, trong đó một khoản: "Nay tập thơ hoàn thành còn sót chú thích, Sử quan sao có thể chối tội được. Vả lại, trước đó trình phiến, đã trình bày sơ lược rồi, sau truyền cho cứu xét lại cũng không hết lòng kiểm tra kỹ càng,tường tận. Nay trẫm nhớ việc Nguyễn Cư Trinh, sai làm phiến đầy đủ soi xét thì việc ở Chân Lạp còn để nhiều sai sót như này. Sử quan mà viết bỏ sót, sơ lược, cẩu thả như thế thì truyền cho hậu thế cái gì! Truyền cho Bộ Lại sức tra hỏi. Lại sức việc kiểm tra lại việc ở Chân Lạp đã chu tất hay chưa?". Vì lẽ đó, chúng thần kính vâng theo phê bảo trích lục tuân theo thực hiện và vâng theo sức tra hỏi[3].
Lịch sử hình thành vùng đất Nam Bộ được ghi nhận từ chuyến đi kinh lược của Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam năm 1698 theo lệnh chúa Nguyễn Phúc Chu. Gần 60 năm sau, một vị danh nhân khác của miền Trung đã thừa lệnh chúa Nguyễn Phúc Khoát theo bước của tiền nhân vào Nam tiếp nhận vùng đất Tầm Phong Long (tỉnh An Giang xưa), kết thúc quá trình Nam tiến vĩ đại của dân tộc. Đây chính là vùng đất cuối cùng chưa thuộc về Nam Bộ lúc bấy giờ và vị danh tướng đã đóng vai trò xác lập chủ quyền đất nước ta thời đó chính là Nguyễn Cư Trinh.
Trước khi Nguyễn Cư Trinh vào Nam, vùng đất Nam Bộ đã được mở rộng và sáp nhập vào xứ Đàng Trong đáng kể, duy chỉ còn vùng đất nằm ở phía Bắc Hà Tiên và phía Nam Gia Định từ Long Hồ trở vào là còn thuộc quyền cai quản của triều đình Chân Lạp. Thực sự đã từ rất lâu nơi đây đã có người Việt đến sinh sống, triều đình Chân Lạp cũng không mấy quan tâm đến vùng đất này và cũng không cắt cử quan lại đến trông coi. Năm 1753, Nghi biểu hầu Nguyễn Cư Trinh phụng mệnh chúa Nguyễn Phúc Khoát vào Nam. Cũng chính từ giai đoạn này, bằng tài thao lược dụng binh, cùng với những chính sách quốc phòng, an sinh hiệu quả, Nguyễn Cư Trinh đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình trong việc hoàn tất chính sách mở cõi của chúa Nguyễn về phương Nam, khẳng định chủ quyền lịch sử của dân tộc về biên giới quốc gia.
Chính sách “tàm thực” của Nguyễn Cư Trinh, một phương thức đối ngoại khôn khéo, thể hiện tầm nhìn chiến lược của một vị tướng tài giỏi trong việc mở rộng chủ quyền lãnh thổ của dân tộc.
Nguyễn Cư Trinh đã để lại dấu ấn lớn trong lịch sử dân tộc với việc đưa mảnh ghép địa giới cuối cùng vào lãnh thổ Đại Việt. Riêng đối với đất Nam Bộ, ông đã hoàn thành sứ mệnh xác lập chủ quyền biên giới và bước đầu xây dựng nền hành chính vững vàng tại vùng đất mới này.
Ngoài công lao lớn đối với lịch sử dân tộc, Nguyễn Cư Trinh còn là một vị danh nhân của vùng đất An Giang nói riêng khi ông đã có công lớn trong việc đặt cơ sở hành chính, củng cố quốc phòng và chiêu mộ lưu dân đến sinh sống tại đây. Tất cả những yếu tố đó đặt nền tảng cho sự hình thành tỉnh An Giang về sau, vùng đất có vị trí chiến lược quan trọng của miền biên ải, địa đầu cực Tây Nam của Tổ quốc.
Sách Đại Nam thực lục (Tiền biên, quyển 10) chép như sau:
"Mùa đông, tháng 10 năm Tân Mùi (1751), Nguyễn Cư Trinh (khi ấy đang giữ chức Tuần phủ Quảng Ngãi) có dâng một bức thư nói về tình trạng khốn đốn của dân gian. Ông cho rằng: Dân là gốc của nước, gốc không bền vững thì nước chẳng thể yên, cho nên nếu ngày thường không chăm dùng ân huệ để cốt kết lòng người, thì đến khi có việc xảy ra, còn mong chờ vào đâu? Trộm nghĩ, thói tệ bạc chất chứa trong dân gian đã nhiều, nếu cứ thủ thường như cũ, không biết tùy thời thêm bớt và thiết lập kỷ cương, thì một ấp cũng khó giữ được, huống chi một nước. Nay, có ba việc gây tệ hại cho dân là nuôi lính, nuôi voi và nộp tiền án kiện, chưa kể những sự nhũng nhiễu khác không sao kể xiết..."
Ngày nay, có nhiều công trình nghiên cứu xác thực về thời kỳ cận đại của dân tộc cũng chính là nhờ vào việc khai thác nguồn sử liệu quý giá đặc biệt là tài liệu Châu bản đã được vinh danh là di sản tư liệu của nhân loại và đang được bảo quản ở Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Hà Nội.
[1] Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Châu bản triều Nguyễn - Thiệu Trị, tập số 31, tờ số 145
[2] Thiệu Trị (chữ Hán: 紹治 16 tháng 6 năm 1807 – 4 tháng 10 năm 1847), tên thật là Nguyễn Phúc Miên Tông (阮福綿宗), là vị hoàng đế thứ ba của Hoàng triều Nguyễn nước Đại Nam. Ông kế vị vua cha là Minh Mạng, được truy tôn miếu hiệu là Hiến Tổ (憲祖). Phần nhiều sử sách nhận định vua Thiệu Trị là một người hiền hòa, siêng năng cần mẫn nhưng không có tính hoạt động như vua cha. Mọi định chế pháp luật, hành chính, học hiệu, điền địa và binh bị đều được sắp đặt khá quy củ từ thời Minh Mạng, Thiệu Trị chỉ áp dụng theo các định lệ của vua cha, ít có sự cải cách, thay đổi gì mới. Ông chỉ ở ngôi báu được 7 năm thì băng.
[3] Trung Tâm Lưu trữ quốc gia I, Quốc Sử Quán qua châu bản triều Nguyễn (1802-1945), NXB TT&TT, HN, 2019, tr.116.